Dr Foo Siang Shen Leon
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Theo Nghiên cứu về Sức khỏe Người Cao Tuổi ở Singapore năm 2016 được thực hiện bởi Tập đoàn Y tế Quốc gia, khoảng 1/5 người cao niên gặp phải các cơn đau mãn tính. Hai trong số các vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất là đầu gối và mắt cá chân.
Viêm xương khớp là loại bệnh thoái hóa khớp phổ biến nhất và ảnh hưởng đến gấp đôi số phụ nữ so với nam giới ở độ tuổi từ 60 trở lên. Ở Singapore, ước tính hơn 40% người cao tuổi bị viêm xương khớp đầu gối.
Một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối lâu dài ở người cao tuổi là viêm xương khớp. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này được cho là sự hao mòn trong khớp xương.
Trong một khớp xương khỏe mạnh, đầu gối gập và duỗi trơn tru nhờ phần sụn phủ trên các khớp xương. Theo thời gian, tổn thương sụn có thể dẫn đến viêm xương khớp. Khả năng vận động bị hạn chế và cơn đau tăng dần theo thời gian.
Có hai loại viêm xương khớp - nguyên phát và thứ phát. Cả hai loại đều có thể ảnh hưởng đến ngón tay, hông, đầu gối, mắt cá chân hoặc ngón chân.
Viêm xương khớp nguyên phát xảy ra khi sụn giữa các khớp xương của quý vị bị thoái hóa. Khi già đi, hàm lượng nước trong sụn sẽ giảm, khiến sụn yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn.
Viêm xương khớp thứ phát, mặt khác, không liên quan đến sự lão hóa mà được gây ra bởi chấn thương, bệnh lý hoặc yếu tố di truyền.
Cả hai loại viêm xương khớp đều có thể ảnh hưởng đến ngón tay, hông, đầu gối, mắt cá chân hoặc ngón chân.
Triệu chứng của cả hai loại viêm xương khớp đều tương tự nhau. Đau và cứng các khớp xương bị ảnh hưởng trong hoặc sau khi vận động là phổ biến, tương tự như nhạy cảm và sưng.
Quý vị sẽ nhận thấy sự giảm thiểu tính linh hoạt của các khớp xương bị ảnh hưởng, và cảm giác cọ xát, kèm theo tiếng lách tách hoặc rắc rắc.
Ở những giai đoạn đầu của viêm xương khớp, quý vị sẽ chỉ cảm nhận được đau và khó chịu khi sử dụng các khớp xương, hoặc khi thức dậy vào buổi sáng. Tuy nhiên, khi tình trạng nặng thêm, quý vị có thể sẽ gặp phải các triệu chứng này ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
Không tìm cách điều trị càng sớm càng tốt có thể khiến tình trạng của quý vị trở nên tệ hơn khi sụn thoái hóa nhiều hơn. Hơn nữa, cơ thể quý vị vận hành như một hệ thống và các khớp xương khác sẽ phải bù đắp phần công việc bị thiếu hụt. Điều này có thể dẫn đến tổn thương ở các khớp khác, từ đó làm phức tạp tình hình và làm cơn đau trầm trọng thêm.
Tăng cường sức khỏe các nhóm cơ xung quanh các khớp xương có thể làm giảm cơn đau, do đó các bài tập tác động thấp được khuyến khích. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, chuyên gia chỉnh hình có thể khuyên quý vị điều trị trước khi tập luyện.
Vì sụn bao gồm 70 - 80% nước, quý vị cần giữ cơ thể đủ nước để các khớp hoạt động hiệu quả. Thiếu nước có thể khiến bệnh nhân viêm xương khớp đau hơn.
Cân nặng càng lớn thì tỷ lệ hao mòn sụn khớp càng cao, do đó khiến viêm xương khớp khởi phát và phát triển nhanh chóng. Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) phù hợp là một cách tốt để ngăn ngừa viêm xương khớp, cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Hiện nay chưa có phương pháp đặc trị viêm xương khớp. Tuy nhiên, điều trị kịp thời và cách tiếp cận quản lý cơn đau toàn diện có thể giảm thiểu ảnh hưởng của căn bệnh gây suy nhược này đến chất lượng sống của quý vị.
Các phương pháp này bao gồm vật lý trị liệu tăng cường độ khỏe các nhóm cơ và hỗ trợ độ linh hoạt của khớp xương, và sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để làm nhẹ cơn đau. Chuyên gia chỉnh hình có thể khuyến nghị tiêm axit hyaluronic nội khớp (còn được biết đến là liệu pháp tiêm bổ sung chất nhớt) nếu quý vị không phản ứng tốt với việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu.
Phương pháp này được chọn khi tình trạng của quý vị đã trở nên nghiêm trọng và không phản ứng tốt với các liệu pháp điều trị không phẫu thuật. Một số quy trình phổ biến bao gồm: phẫu thuật tạo hình khớp, thay thế các khớp xương bị tổn thương với khớp nhân tạo, và nội soi khớp gối, làm sạch và phục hồi các khớp xương bị tổn thương. Một quy trình ít phổ biến hơn nữa là phẫu thuật hàn xương - cắt bỏ khớp bị viêm khớp và hợp nhất hai phần xương ở mỗi đầu của khớp.
Đứt gân bánh chè có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng ngoài các vận động viên, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đặc biệt dễ gặp phải chấn thương này do tình trạng thoái hóa gân.
Gân bánh chè kết nối phần dưới của xương bánh chè với xương ống chân của bạn. Tình trạng đứt gân bánh chè có thể là đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn. Trong trường hợp đứt một phần, gân bị tổn thương nhưng phần lớn vẫn còn nguyên vẹn. Đứt gân hoàn toàn sẽ dẫn đến đứt hoàn toàn gân và xương bánh chè mất điểm bám. Trong những trường hợp như vậy, bạn sẽ không thể duỗi thẳng đầu gối của mình.
Đau, căng tức và sưng đầu gối là những triệu chứng thường gặp của đứt gân bánh chè. Khi gân bị tổn thương nặng hơn, cơn đau và tình trạng viêm sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp gân đứt hoàn toàn, bạn có thể nghe thấy tiếng "bộp" vào thời điểm bạn bị chấn thương, gặp khó khăn nghiêm trọng và cảm thấy không ổn định khi đi lại. Xương bánh chè của bạn có thể di chuyển lên đùi do không còn bám vào xương ống chân.
Sự trì hoãn điều trị hơn 6 tuần sau khi bị chấn thương sẽ gây khó khăn trong điều trị. Bạn trì hoãn điều trị sau chấn thương càng lâu, thì càng khó sửa chữa gân. Trong một số trường hợp, sẽ cần đến phương pháp tái tạo gân thay vì sửa chữa, điều này có thể làm giảm khả năng bạn hồi phục hoàn toàn.
Các trường hợp đứt gân nhẹ hơn có thể không cần phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình có thể bó nẹp đầu gối của bạn trong 4 - 8 tuần và kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, cũng như hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu.
Trong những trường hợp này, việc phẫu thuật sửa chữa gân bánh chè ngay lập tức thường được khuyến nghị. Đối với một số trường hợp, không thể sửa chữa gân bánh chè bị rách một cách trực tiếp và cần phải thực hiện tái tạo gân bánh chè. Thủ thuật này có thể liên quan đến việc thay thế gân bị hư hỏng của bạn bằng gân từ các bộ phận khác trong cơ thể hoặc từ người hiến tặng.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch chủ yếu ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 40 đến 60, và phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới. Ở Singapore, đây là loại viêm khớp mãn tính phổ biến nhất và khoảng 0,5 - 1% dân số mắc phải bệnh này.
Không nên nhầm lẫn với viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các khớp. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và mô của bạn. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một vai trò nào đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ của bạn như cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Trong trường hợp nặng, nó có thể tấn công các khớp lớn hơn, bao gồm vai, khuỷu tay, hông và đầu gối. Bệnh này gây ra các triệu chứng như đau, đỏ, sưng và cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến biến dạng khớp nghiêm trọng và khiến người mắc bệnh không thể thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như viết, cầm nắm dụng cụ ăn uống hoặc cài nút áo.
Bạn nên tìm kiếm phương pháp điều trị trong vòng 3 - 6 tháng sau khi các triệu chứng xuất hiện. Sau khoảng thời gian này, khớp của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này mà còn khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy hút thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị - những người hút thuốc gặp phải cơn đau dữ dội hơn so với những người không hút thuốc.
Việc giảm thiểu hoạt động thể chất có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, lối sống ít vận động có thể dẫn đến tăng cân và tăng cứng khớp và đau ở các khớp chịu lực, cũng như mệt mỏi và trầm cảm.
Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, điều trị kịp thời và tích cực có thể giúp giảm thiểu tác động của căn bệnh này đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình có thể đề nghị áp dụng vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của khớp, sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để giảm đau, kê đơn thuốc chống thấp khớp cải thiện bệnh và các liệu pháp miễn dịch mới hơn để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Phẫu thuật có thể hữu ích trong việc phục hồi chức năng của các khớp bị ảnh hưởng, giảm đau và chỉnh sửa những biến dạng. Các thủ thuật này bao gồm tạo hình khớp, nội soi khớp gối, cố định khớp và cắt bỏ màng hoạt dịch - loại bỏ lớp niêm mạc khớp bị viêm.
Nếu bạn bị đau mãn tính, hãy đặt lịch hẹn để gặp bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình ngay. Không có lý do gì để chịu đựng căn bệnh này trong âm thầm và làm tăng nguy cơ tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.