Dr Tay Guan Tzu
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Trật khớp xương bánh chè, hay trật khớp xương bánh chè con, ở trẻ em xảy ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ. Ở Singapore, các số liệu thống kê thu thập bởi Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) cho thấy có khoảng 100 trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi gặp phải tình trạng trật khớp xương bánh chè mỗi năm.
Trật khớp xương bánh chè thường xảy ra khi trẻ bị ngã, hoặc bị va chạm mạnh vào đầu gối. Các tình huống điển hình bao gồm các hoạt động chơi các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá. Các triệu chứng có thể thay đổi giữa các bệnh nhân, khiến bạn không biết nên tiến hành như thế nào.
Hãy đọc tiếp để hiểu thêm về tình trạng trật khớp xương bánh chè, các triệu chứng, và những điều cần làm khi tình trạng này thực sự xảy ra.
Xương bánh chè, hay còn được biết đến với cái tên xương bánh chè con, là một chiếc xương hình tam giác tạo thành một bộ phận của khớp gối. Xương bánh chè nằm trong một rãnh nằm ở cuối xương đùi (femur). Khi bạn cử động đầu gối, xương bánh chè trượt lên và trượt xuống bên trong rãnh và hỗ trợ tạo điều kiện cho cử động. Miễn là xương bánh chè của bạn được đặt đúng chỗ trong rãnh, việc đi lại, chạy và vận động sẽ diễn ra một cách tự nhiên.
Nhưng trong trường hợp có xảy ra việc bị ngã, hoặc bị va chạm mạnh vào đầu gối trong lúc chơi thể thao, xương bánh chè có thể trượt ra khỏi vị trí và bị trật khớp. Đây có thể là một ca trật khớp bán phần hoặc hoàn toàn, đi kèm với hiện tượng đau đớn và các vấn đề về khả năng vận động.
Các triệu chứng con bạn có thể gặp phải sẽ phụ thuộc vào mức độ xương bánh chè bị trật khớp, và mức độ tổn thương xảy ra.
Dưới đây là một số triệu chứng được gặp phổ biến:
Gần 60 – 80% các chấn thương xương bánh chè thường xảy ra khi thực hiện động tác rẽ mạnh/xoay người trong khi chân trụ vững vàng trên mặt đất. Những chấn thương này có thể phổ biến ở trẻ em hoạt động năng nổ trong các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, và rugby. Thiếu niên tham gia vào các môn thể thao thể dục dụng cụ và nhảy múa cũng có nguy cơ cao. Một cú va chạm mạnh trực tiếp vào đầu gối cũng có thể gây ra tình trạng trật khớp xương bánh chè, mặc dù tình huống này ít xảy ra hơn.
Ngoài ra, các dị dạng bẩm sinh ở xương đùi, xương bánh chè và tình trạng lỏng lẻo dây chằng có thể khiến trẻ dễ bị gặp phải các chấn thương này hơn. Tình trạng này cũng phổ biến ở trẻ em có tiền sử gia đình về bất ổn định đầu gối. Thật không may, các dị tật như vậy không thể được sửa chữa nếu không phẫu thuật.
Bác sĩ ban đầu sẽ tiến hành một cuộc khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, nhằm đánh giá cơ chế chấn thương và các triệu chứng con bạn đang trải qua. Kế tiếp, việc thăm khám lâm sàng sẽ được tiến hành để kiểm tra phạm vi vận động, tình trạng sưng tấy và dị dạng, nếu có. Người bác sĩ cần đánh giá xem xương bánh chè có còn đang ở vị trí trật khớp hay không hoặc tình trạng sưng tấy đã được giảm thiểu hay chưa.
Người bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang và chụp hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), nhằm trợ giúp việc đánh giá mức độ chấn thương. Các kết quả thu thập được sẽ giúp quyết định kế hoạch điều trị.
Các lựa chọn phương pháp điều trị được định hướng bởi mức độ chấn thương.
Nếu bạn cảm thấy có vẻ như đầu gối của con bạn đang bị lệch vị trí, đưa con của bạn đi đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC) ngay lập tức. Bác sĩ có thể trả lại xương bánh chè về vị trí thích hợp của nó bằng một quá trình được gọi là "Tác động chỉnh vị và Nắn chỉnh". Thuốc giảm đau và thuốc an thần có thể được yêu cầu để người bác sĩ có thể tiến hành quá trình này.
Các lựa chọn điều trị không phẫu thuật bao gồm quá trình cố định bằng cách sử dụng dụng cụ nẹp đầu gối và nạng, nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cũng có thể được gợi ý. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để khống chế tình trạng đau đớn và sưng.
Phẫu thuật được yêu cầu nếu xương bánh chè bị trật khớp nhiều lần, liên tục không ổn định mặc dù đã được điều trị, hoặc nếu có bằng chứng cho thấy chấn thương xương khớp. Kiểu phẫu thuật cần thiết được quyết định bởi chấn thương đã gặp phải cũng như nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng này. Các mô bị tổn thương như dây chằng được sửa chữa hoặc tái tạo, và có thể cần tiến hành những thủ thuật về xương khi cần thiết. Các hoạt động phẫu thuật này thường có thể được tiến hành dưới cách thức phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Các chấn thương xương khớp được điều trị với một ngưỡng tiến hành phẫu thuật thấp hơn bởi vì có một rủi ro gia tăng viêm khớp.
Một số cách thức mà chúng ta có thể sử dụng để giúp làm giảm rủi ro sự cố này xảy ra lần nữa bao gồm việc giáo dục trẻ về những tư thế có thể dẫn đến hiện tượng này cũng như làm thế nào để tránh các tư thế đó. Vật lý trị liệu giúp tăng cường các cơ bắp tương ứng cũng là một cách thức khác để giảm thiểu rủi ro xảy ra chấn thương này. Những phương thức này quan trọng bởi vì các ca trật khớp tái diễn có thể dẫn đến tổn thương kết cấu và dẫn đến tiến trình phát triển của viêm khớp sau này.
Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị gặp phải chấn thương này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng nếu xương bánh chè vẫn ở trong tình trạng trật khớp, được minh chứng bởi con bạn than phiền về việc không có khả năng vận động đầu gối, hoặc dồn trọng lượng cơ thể lên chân. Bạn được khuyên là nên gặp một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nhi khoa ngay lập tức.
Để tránh việc chấn thương tái diễn, bạn nên đảm bảo là con bạn quen thuộc với các tư thế và hoạt động có rủi ro cũng như các bài tập tăng cường cơ bắp.
Cách thức quản lý bảo thủ thường tuân theo phương pháp RICE, bao gồm 4 bước: Nghỉ ngơi (Rest), Chườm đá (Icing), Băng ép (Compression), và Nâng cao (Elevation). Quá trình này thường kéo dài từ 3 – 6 tuần, nhưng đôi khi có thể mở rộng ra đến 3 tháng hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào mức độ chấn thương.
Tiến trình hồi phục sau khi thực hiện cách thức quản lý phẫu thuật cũng có phần tương tự. Các vết thương trên da mất 2 tuần để lành lại, nhưng các thủ thuật phẫu thuật mềm và phẫu thuật xương có thể mất đến 3 tháng hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng các chấn thương ở trẻ em có xu hướng lành nhanh hơn rất nhiều so với người lớn.
Việc quay trở lại các hoạt động bình thường phụ thuộc vào lộ trình các hành động cũng như tiến triển trong quá trình lành bệnh. Bác sĩ đánh giá từng bệnh nhân một cách riêng biệt, nhưng hầu hết các bệnh nhân sẽ đủ sức khỏe để quay trở lại các hoạt động thể thao trong vòng từ 3 – 6 tháng, một khi các bệnh nhân có thể biểu hiện đầy đủ phạm vi vận động và sức mạnh.