Kiểm Soát Các Vấn Đề Hành Vi Ở Trẻ Trong Thời Gian Tự Cách Ly

Nguồn: Shutterstock

Kiểm Soát Các Vấn Đề Hành Vi Ở Trẻ Trong Thời Gian Tự Cách Ly

Cập nhật lần cuối: 19 Tháng Năm 2020 | 6 phút - Thời gian đọc

Trong vai trò một người làm cha mẹ, bạn có thể phải đối diện với các thách thức đối với trẻ em đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với các thay đổi về lối sống gây ra bởi COVID-19. Tìm hiểu về cách quản lý các vấn đề hành vi có thể xuất hiện ở trẻ em trong quá trình thực hành tự cách ly.

Các Vấn Đề Về Hành Vi Của Trẻ Em Là Gì?

Hành vi xấu của trẻ em ở nhà có thể trở thành một vấn đề nếu nó không phù hợp với những mong đợi của gia đình bạn, hoặc nếu nó làm gián đoạn cuộc sống và các hoạt động hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên, điều mà bạn đánh giá là vấn đề hành vi mang tính rắc rối có thể chỉ là một hành vi bình thường ở trẻ em lứa tuổi đó.

Hành vi "tốt" chủ yếu được xem xét dựa trên cách một đứa trẻ cư xử một cách thích hợp theo mức độ phát triển của chúng. Việc hiểu rõ điều cần mong đợi từ con bạn ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ giúp bạn quyết định liệu rằng hành vi của con có bình thường hay không.

Các bậc phụ huynh thường lo lắng về các cơn giận dữ hờn dỗi, các đợt bộc phát cảm xúc và các hành vi mang tính bạo lực ở trẻ em.

Các Nguyên Nhân Gây Ra Những Vấn Đề Về Hành Vi Tại Nhà

1. Những Thay Đổi Trong Lối Sống

  • Những thay đổi lớn và đột ngột về lối sống hoặc thói quen có thể rất khó khăn để đứa trẻ thích nghi. Ví dụ: Việc bị kẹt trong nhà suốt ngày này qua tháng khác trong quá trình thực hành việc tự cách ly. Trẻ em có thể cư xử tồi tệ khi không thể đối phó với những thay đổi như vậy.

2. Sự căng thẳng trong hình ảnh của bố/mẹ

  • Trẻ em có thể cảm nhận được cảm xúc của bạn ngay cả khi bạn không trực tiếp biểu lộ ra. Nếu bạn cảm thấy buồn bực - một điều có thể thông cảm trong giai đoạn này, con bạn có thể phản ứng tiêu cực và bộc lộ hành vi xấu.

3. Sự Thay Đổi Trong Phong Cách Nuôi Dạy

  • Con bạn có thể đã quá quen với cách bạn từng tương tác với chúng trong quá khứ. Một thay đổi trong cách bạn đối xử với con mình có thể trông có vẻ "không công bằng" với chúng, nếu bạn từng rất dễ tính với một hành động nào đó, nhưng hiện tại lại coi nó là một vấn đề. Trẻ nhỏ cần thời gian để hiểu rõ và để thích nghi.

4. Sự Chú Ý

  • Những cơn giận dữ hờn dỗi là một cách để trẻ em nhận được sự chú ý, ngay cả khi cuối cùng bị mắng mỏ. Trẻ có thể gây chuyện bởi vì chúng khao khát được bạn chú ý. Những thay đổi trong hành vi có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang làm ngơ các nhu cầu xã hội hoặc tình cảm của trẻ.

Làm Thế Nào Để Xử Lý Những Hành Vi Khó Khăn?

Xử lý hành vi trẻ em

Xử lý những hành vi khó khăn của con bạn là chìa khóa để thay đổi chúng theo chiều hướng tốt hơn. Với tư cách là một người làm cha mẹ, bạn cần nói với trẻ một cách rõ ràng đâu là những giới hạn có thể chấp nhận được, và khi nào thì chúng đã đi quá giới hạn. Giúp trẻ có thể phân biệt giữa đúng và sai từ độ tuổi còn nhỏ cũng hết sức quan trọng.

Trẻ em học hỏi bằng cách nhìn vào những điều bạn, hoặc những người xung quanh, đang thực hiện. Khi bạn hành xử một cách hợp lý và sử dụng các chiến thuật đối phó lành mạnh, con bạn sẽ học được cách làm điều tương tự.

1. Thưởng Cho Hành Vi Tốt

Để giúp con bạn hiểu rõ điều bạn mong muốn từ chúng, hãy thưởng cho trẻ khi chúng cư xử tốt. Phần thưởng không nhất thiết phải ở dạng vật chất. Những khẳng định bằng lời đơn giản như "giỏi lắm" hoặc "mẹ/bố rất tự hào về con" khi trẻ đáp lại bằng hành vi tốt có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn.

Một vài phụ huynh mắc phải sai lầm là chỉ dành sự chú ý của mình cho con em họ khi chúng đang cư xử tồi tệ. Chỉ ra khi trẻ có hành vi tốt và khen ngợi con khi chúng làm việc gì đó đúng đắn sẽ hỗ trợ củng cố những kỳ vọng của bạn về con cái.

2. Ngăn Cản Hành Vi Xấu

Bạn không cần phải trực tiếp phạt con cái mình để chúng hiểu rõ rằng những gì chúng đang làm là sai. Bạn có thể giảm thiểu hành vi xấu bằng cách đơn giản làm ngơ chúng khi trẻ gây chuyện.

Tuy nhiên, cách này chỉ khả thi nếu bạn đã dành thật nhiều sự chú ý cho chúng mỗi khi con cư xử đúng mực.

Cách thức này được gọi là "tảng lờ có tính toán". Phương pháp bao gồm việc không dành bất kỳ sự chú ý bằng lời nói hay không lời nói nào cho con cái khi chúng gây chuyện. Khi chúng ngừng hành vi xấu, hãy ngay lập tức thưởng cho chúng bằng sự chú ý tích cực như thông qua việc nói, "Bây giờ con không làm ồn ào nữa, chúng ta có thể tiếp tục chơi được rồi."

Trong vai trò làm bố mẹ, đừng

Những điều không nên làm với tư cách là cha mẹ

1. Cho rằng con của bạn biết chính xác bạn đang nghĩ gì

  • Bẩm sinh, trẻ em không biết phân biệt đúng sai; bạn phải dạy cho chúng hiểu được sự khác biệt. Khi trẻ không chắc chắn phải làm gì trong một tình huống nào đó, khả năng cao là trẻ sẽ có hành vi xấu.

2. Thực hiện các thay đổi lớn trong cuộc sống mà không hề báo trước

  • Các thay đổi lớn về lối sống, giống như việc bị kẹt ở nhà để thực hành việc tự cách ly, có thể trở thành một điều khó khăn với trẻ, đặc biệt là khi chúng từng rất hài lòng với thói quen trước đó. Cho con bạn một tín hiệu báo trước về các thay đổi trong lối sống sẽ tạo cơ hội cho trẻ xử lý những thay đổi và khiến cho quá trình chuyển đổi bớt khó khăn hơn.

3. Phản ứng quá chậm

  • Hãy phản ứng tức thì. Càng nhiều thời gian trôi qua sau khi một hành động đã xảy ra, con bạn sẽ càng ít liên kết phản ứng của bạn với việc chúng đã làm. Các phản ứng bị trì hoãn sau đó giống như trách mắng chỉ vì muốn mắng, và vì vậy kém hiệu quả trong việc sửa chữa hành vi của trẻ.

4. Phản ứng thái quá

  • Phản ứng một cách không tương xứng có thể làm gián đoạn sự hiểu biết của trẻ về các mong đợi của bạn. Một sự trừng phạt không công bằng sẽ không cho trẻ một sự hiểu biết rõ ràng về các ranh giới của bạn.

Không Chỉ Là Sự Bồn Chồn

Nếu con bạn không phản ứng với nỗ lực của bạn, và luôn gây ra vấn đề một cách không rõ lý do, hãy xem xét khả năng rằng trẻ có khả năng đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD).

ADHD Là Gì?

ADHD Là Gì?

ADHD là một chứng rối loạn phát triển thần kinh, có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Sau đây là các triệu chứng của ADHD, và có thể khó để phân biệt với hành vi xấu bình thường, làm cho chứng này trở nên khó được chuẩn đoán.

Các Triệu Chứng Của ADHD

1. Hành Vi 'Ích Kỷ'

  • Một triệu chứng điển hình của ADHD là không thể nhận ra các mong muốn và nhu cầu của người khác. Điều này có thể dẫn đến việc đứa trẻ ngắt lời người khác hoặc tham gia vào các buổi hội thoại mà chúng không phải là một phần. Trẻ cũng có khuynh hướng gặp khó khăn trong việc chờ đến lượt của mình trong các trò chơi.

2. Những Cơn Bộc Phát Cảm Xúc

  • ADHD ở trẻ em có thể xuất hiện dưới hình thức các cơn giận dữ bột phát vào những thời điểm không phù hợp. Trẻ mắc phải chứng này thường gặp rắc rối về việc kiểm soát cảm xúc.

3. Bày Bừa

  • Trẻ mắc chứng ADHD thường xuyên không thể ngồi yên dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng cảm thấy cần phải làm một việc gì đó vào mọi lúc, và cảm thấy gặp khó khăn khi chơi một cách yên lặng.

4. Thiếu Tập Trung

  • Trẻ mắc phải chứng ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung thậm chí khi ai đó đang nói trực tiếp với chúng.
  • Một dấu hiệu khác của ADHD là việc quá khép kín và ít tham gia vào các hoạt động gia đình so với trẻ khác. Một đứa trẻ mắc chứng ADHD có thể mơ mộng giữa ban ngày và hoàn toàn phớt lờ môi trường xung quanh.

5. Các Triệu Chứng Gặp Phải Ở Nhiều Bối Cảnh

  • Một dấu hiệu của ADHD là khi trẻ thể hiện hành vi tương tự mặc dù đang ở trong các môi trường khác nhau. Ví dụ, nếu trẻ bày bừa cả ở trường lẫn ở nhà, đây có thể là biểu hiện của chứng ADHD.

Khi Nào Cần Gặp Chuyên Khoa Nhi?

Tất cả trẻ em đều có thể cư xử tồi tệ, đặc biệt là khi phải đối mặt với những thay đổi trong thói quen sống hoặc môi trường ở nhà. Đây là một phần của tiến trình học hỏi bình thường trong sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc tham vấn chuyên khoa nhi trong trường hợp con bạn:

  • Thường xuyên thể hiện các dấu hiệu của chứng ADHD
  • Học ở trường không tốt
  • Gặp khó khăn trong việc kết bạn

ADHD có thể được quản lý bằng giải pháp điều trị phù hợp. Nếu con bạn được chuẩn đoán mắc phải chứng này, hãy dành thời gian để rà soát lại toàn bộ các lựa chọn có sẵn để giúp trẻ em đối phó với cuộc sống hằng ngày.

What You Can Do to Change Your Child's Behavior. Retrieved on 03/05/2020 from https://familydoctor.org/what-you-can-do-to-change-your-childs-behavior/

Dealing with child behaviour problems. Retrieved on 03/05/2020 from https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/dealing-with-difficult-behaviour/

How to Shape & Manage Your Young Child's Behavior. Retrieved on 03/05/2020 from https://www.healthychildren.org/English/family-life/family-dynamics/communication-discipline/Pages/How-to-Shape-Manage-Young-Child-Behavior.aspx

Managing Problem Behavior at Home. Retrieved on 03/05/2020 from https://childmind.org/article/managing-problem-behavior-at-home/

Legg, T. (2020) 14 Signs of Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD). Retrieved on 03/05/2020 from https://www.healthline.com/health/adhd/signs
Bài viết liên quan
Xem tất cả