Joy Marie Lim
Cố vấn y khoa
Nguồn: Shutterstock
Cố vấn y khoa
Khi sống trong một môi trường ô nhiễm hoặc đang tập thể dục trong quá trình đối phó với các vấn nạn ngắn hạn như khói bụi hay dịch bệnh virut như COVID-19, nhiều vận động viên và người đam mê tập thể dục tự hỏi liệu việc đeo khẩu trang sẽ ảnh hưởng đến chế độ luyện tập của mình ra sao, và khẩu trang phẫu thuật có thực sự cung cấp nhiều bảo hộ như mọi người vẫn nghĩ. Thực ra, có phải đeo khẩu trang sẽ gây ra tác hại nhiều hơn lợi ích?
Hiện tại, luật pháp Singapore bắt buộc tất cả mọi người phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, ngoại trừ trẻ em dưới 2 tuổi và các cá nhân đang tham gia hoạt động tập thể dục cường độ cao. Việc đeo khẩu trang là một biện pháp đề phòng quan trọng, đặc biệt quan trọng với những đối tượng đã nhiễm COVID-19 và không biểu hiện triệu chứng bệnh. "Bằng việc đeo khẩu trang - kể cả là khẩu trang vải - những thành phần tiền triệu chứng hoặc không có triệu chứng có thể sẽ giảm khả năng lây lan virut sang người khác một chút ít", lời chia sẻ của Phó Giáo sư Hsu Li Yang, Trưởng chương trình Bệnh Truyền nhiễm kiêm Đồng Giám đốc Sức khỏe Toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc Gia Singapore.
Bằng chứng cho tính hiệu quả của khẩu trang phẫu thuật hoặc khẩu trang vải khá hạn chế, nhưng các chuyên gia đang cho rằng khẩu trang có thể hỗ trợ ngăn chặn những người đã nhiễm bệnh, đặc biệt là đối với trường hợp COVID-19, lây lan virut sang người khác một cách không cố ý.
Tiến sĩ Matt Ferrari, Phó Giáo sư ngành sinh học tại Đại học Khoa học Eberly, và một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Động học Bệnh Truyền nhiễm thuộc Đại học Bang Penn, phát biểu rằng khẩu trang có hai khả năng chính. Chúng ngăn chặn việc lây lan bệnh từ người bệnh, và phòng ngừa nguy cơ hít phải mầm bệnh của người khỏe mạnh. Tuy vậy, mức độ đạt được của những kết quả này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng có một điều chắc chắn rằng: khẩu trang chỉ có hiệu quả khi được sử dụng đúng cách.
Khi đeo khẩu trang, hãy đảm bảo rằng khẩu trang vừa khít với phần miệng và mũi của bạn. Tránh chạm tay vào khẩu trang vì bạn có thể truyền vi khuẩn từ tay mình sang. Nếu có virut bám vào mặt ngoài của khẩu trang, chúng có thể lưu lại trên tay bạn khi bạn chạm vào, và từ đó lây lan sang các vùng khác trên cơ thể như mắt của bạn. Hãy đảm bảo giặt khẩu trang vải trước khi đeo lại, và vứt bỏ khẩu trang dùng một lần sau lần sử dụng đầu tiên.
Theo Bác sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, câu trả lời là có, tập thể dục trong lúc đeo khẩu trang có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Khi bạn đeo khẩu trang, sẽ có một sự cản trở trong quá trình hít thở, khiến việc tập luyện trở nên khó khăn hơn và thậm chí có thể kích hoạt nguy cơ nhồi máu cơ tim cảnh báo từ Bác sĩ Leong. Thay vì đeo khẩu trang, việc giữ khoảng cách 10 mét với người khác sẽ là phương án bảo vệ bạn hiệu quả hơn rất nhiều.
Tập thể dục đều đặn giúp bạn duy trì hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu do thiếu vận động, bạn sẽ dễ bị nhiễm các loại bệnh hơn, nên tốt nhất, hãy duy trì thói quen tập luyện trong các giai đoạn chất lượng không khí kém hoặc có dịch bệnh virut.
Nhưng hãy tránh tập thể dục ở những khu vực đông người. Hoặc là đến những khu vực gần nhà trong suốt khung giờ vắng vẻ, hoặc tập luyện trong không gian an toàn ngay tại nhà riêng.
Tuy vậy, nếu cảm thấy thoải mái hơn khi đeo khẩu trang trong lúc tập thể dục, thì cũng đừng ngần ngại. Hãy chọn các loại khẩu trang có khả năng thấm hút ẩm, chúng sẽ giúp hạn chế việc lây lan các giọt dịch bởi hơi thở, ho, hoặc hắt xì hơi mạnh.
Nếu bất kỳ lúc nào cảm thấy khó thở, hãy lập tức ngừng tập, và tìm kiếm hỗ trợ y tế tại Trung tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất.