Dr Leong Hoe Nam
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Không giống như một số quốc gia khác nơi việc tiêm chủng phòng bệnh sởi, quai bị, và rubella (MMR) là một hình thức tự chọn, Singapore có một lập trường bắt buộc trong việc tiêm chủng chống lại bệnh sởi. Điều này nghĩa là bộ phận dân cư địa phương được miễn dịch về mặt pháp lý đối với bệnh sởi dưới Chương trình Tiêm Chủng Trẻ em Quốc gia. Vậy nên, nếu các con của bạn đã được tiêm miễn dịch cho bệnh sởi, các em hầu như không gặp phải bất kỳ nguy cơ đáng kể nào của việc mắc phải bệnh này.
Vấn đề ở đây là một nửa dân số Singapore hiện tại là người nước ngoài, và sự miễn dịch của họ chống lại vi-rút này chưa được biết đến.
Nếu như không chắc chắn về việc gia đình mình đã được tiêm ngừa hay chưa, hãy liên hệ tham vấn bác sĩ.
Bệnh sởi thường bị phân loại như một loại vi-rút cần vượt qua suốt thời thơ ấu, cùng với các bệnh như trái rạ (thủy đậu). Cha mẹ sẽ gửi các con của họ vui chơi với những người biết rằng đã bị nhiễm bệnh để các bé có thể nhiễm vi-rút sớm nhằm xây dựng khả năng miễn dịch tự nhiên, vì vi-rút thường trầm trọng hơn khi nhiễm phải ở lứa tuổi trưởng thành.
Ở một số quốc gia phát triển, đã có một sự chống đối từ các bậc phụ huynh trong việc tiêm miễn dịch cho các bé chống lại bệnh sởi do các mối liên kết được gắn giữa việc tiêm chủng MMR và chứng tự kỷ. Do kết quả của việc này, chúng ta đang chứng kiến một sự gia tăng trong các đợt bùng phát bệnh sởi ở các quốc gia này một lần nữa, khi mà trước đây người ta từng nghĩ rằng, giống như bệnh đậu mùa, vi-rút bệnh sởi đã bị loại trừ hoàn toàn.
Nhưng lý do vắc-xin bệnh sởi hiện tại là bắt buộc ở Singapore là do bệnh này có thể gây tử vong.
Ở các quốc gia phát triển, tầm 10% các ca bệnh sởi được nhập viện. Gần như 0,2% ca bệnh phát triển hiện tượng nhiễm trùng não và 0,1% sẽ tử vong. Mặc dù có vẻ đây là một con số thống kê rất nhỏ, nhưng nó hoàn toàn không cần thiết khi vắc-xin đã sẵn có.
Tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều ở các quốc gia đang phát triển (5 - 10%) do tình trạng thiếu dinh dưỡng và việc thiếu vắng cơ sở vật chất chăm sóc y tế. Trên toàn thế giới, bệnh sởi vẫn là một nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em.
Không đúng. Bạn có thể bị nhiễm bệnh sởi ở lứa tuổi trưởng thành nếu như bạn chưa bao giờ mắc phải bệnh này và nó có khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vi-rút được biết là nguy hiểm hơn đối với những người dưới 5 tuổi và trên 20 tuổi. Các biến chứng hiếm gặp có thể bao gồm nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi, và viêm não (một tình trạng viêm cấp tính của não bộ có thể gây ra điếc và tổn thương não).
Nhưng nếu như bạn đã từng bị sởi, hiện tại bạn đã có kháng thể tự nhiên chống lại bệnh này. Nếu như bạn chưa được tiêm chủng và nhận ra bản thân đang ở trong một căn phòng với người đang mắc bệnh, bạn có đến 90% khả năng nhiễm phải nó. Mọi người chưa bao giờ bị sởi và chưa từng tiêm vắc-xin chống lại bệnh này nên liên hệ tham vấn với bác sĩ của mình.
Thật không may, điều này không hoàn toàn đúng sự thật. Nói chung, 2 mũi tiêm vắc-xin MMR được yêu cầu nhằm có được sự bảo vệ. Mũi tiêm đầu tiên có hiệu quả 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi, và mũi tiêm thứ hai làm tăng hiệu quả này lên 97%. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp khi bạn vẫn phát triển bệnh sởi sau khi đã được tiêm vắc-xin, căn bệnh này nói chung là rất nhẹ.
Điều này không đúng sự thật. Nói chung, bất cứ ai 18 tuổi trở lên, hoặc sinh sau năm 1956, nên tiêm ít nhất một liều vắc-xin MMR, trừ khi họ có thể chứng minh đã từng được tiêm chủng hoặc đã bị cả ba căn bệnh (sởi, quai bị, và rubella).
Bệnh sởi có tính chất lây lan cao, vậy nên nếu bạn không có miễn dịch và bạn đã tiếp xúc với người đang bị nhiễm vi-rút, rất có khả năng bạn sẽ bị nhiễm.
Bệnh này lây truyền qua không khí từ ho và hắt hơi, và có thể hoạt động trên các bề mặt và trong không khí cho đến 2 giờ đồng hồ, có nghĩa là bạn có thể mắc phải bệnh ở những nơi công cộng mà không nhận ra rằng bạn đã tiếp xúc với nó.
Bệnh sởi cũng có thể lây nhiễm từ 8 - 12 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Các dấu hiệu bao gồm các triệu chứng giống cảm cúm, ho, sổ mũi nhẹ và đau đầu. Bạn có thể sẽ bắt đầu phát triển sốt, phát ban, và đỏ mắt. Cũng có thể có tình trạng sưng các hạch bạch huyết trong cổ. Bạn vẫn sẽ bị nhiễm bệnh trong vòng 4 ngày kể từ khi phát ban biến mất.
Bạn có thể đề nghị được tiêm vắc-xin MMR, nhưng bạn cần phải tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc để vắc-xin có hiệu quả. Nếu như bạn mắc phải bệnh sởi, không có cách điều trị cụ thể nào khác ngoại trừ nghỉ ngơi nhiều, giữ cơ thể đủ nước và ở nhà cho đến khi bạn không còn trong trạng thái có thể lây nhiễm.