-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Bệnh sởi là một loại bệnh nhiễm khuẩn do vi-rút gây ra, thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Trước thế kỷ 20, bệnh này từng khá phổ biến, nhưng đã bị xóa bỏ gần như hoàn toàn ở các nước phát triển thông qua việc sử dụng vắc-xin.
Sởi có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Khoảng 100.000 người tử vong vì bệnh sởi mỗi năm, hầu hết đều dưới 5 tuổi.
Sự nhiễm trùng xảy ra theo từng giai đoạn trong khoảng 2-3 tuần. Sau 2 tuần phơi nhiễm, các triệu chứng sau đây sẽ phát triển:
Khi vi-rút ngày càng ít phổ biến hơn do tiêm vắc-xin, ngày càng ít người có trải nghiệm với căn bệnh này, dẫn đến việc truyền bá thông tin sai lệch hình thành quan niệm sai lầm. Trớ trêu thay, điều này lại làm gia tăng sự lây lan của vi-rút, bởi vì mọi người không còn thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết nữa. Dưới đây, chúng ta sẽ phơi bày 7 quan niệm sai lầm về bệnh sởi.
Có một quan niệm sai lầm rằng việc nhiễm vi-rút bệnh sởi là một cách để xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể một cách tự nhiên, như bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, bệnh sởi tiềm tàng khả năng gây tử vong. Khoảng 5% trẻ em mắc bệnh sởi sẽ bị viêm phổi, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tử vong vì bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Trong khi con số này có vẻ nhỏ, đây là một con số cao không cần thiết khi có vắc-xin được cung cấp.
Bạn có thể bị mắc sởi ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, vi-rút này thường gây nguy hiểm hơn với trẻ em dưới 5 tuổi và những người trên 30. Nếu bạn đã từng tiêm vắc-xin bệnh sởi, bạn sẽ được miễn dịch. Nếu đã từng mắc bệnh sởi, bạn sẽ có miễn dịch tự nhiên với căn bệnh này.
Mặc dù vắc-xin có hiệu quả cực cao, vẫn có những trường hợp hiếm gặp mà người bệnh bị nhiễm sởi kể cả sau khi đã được tiêm vắc-xin. 2 mũi tiêm vắc-xin sởi, quai bị, và rubella (MMR) thường là cần thiết để được bảo vệ. Với 2 mũi tiêm, hiệu quả của vắc-xin tăng lên đến 97%. Thậm chí trong trường hợp bạn phát triển bệnh sởi sau khi đã tiêm phòng, bệnh tình cũng sẽ rất nhẹ và không nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn có thể được tiêm phòng ở bất cứ độ tuổi nào. Không bao giờ là muộn để được miễn dịch với bệnh sởi. Tiêm phòng rất quan trọng vì nó không chỉ bảo vệ bản thân bạn, mà còn bảo vệ những người trong cộng đồng không thể được tiêm phòng vì lý do sức khỏe. Nếu không được tiêm vắc-xin, bạn có thể bị nhiễm bệnh và lây sởi cho những người khác.
Bệnh sởi cực kỳ dễ lây, nên nếu không có được khả năng miễn dịch và từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh, khả năng cao bạn sẽ mắc bệnh. Vi-rút lây lan trong không khí thông qua ho và hắt hơi, và có thể tồn tại trên các bề mặt và trong không khí trong vòng 2 giờ, nghĩa là bạn có thể mắc bệnh ở những nơi công cộng mà không biết mình đã tiếp xúc với nó.
Vắc-xin rất an toàn, và có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh sởi. Chưa từng có bất kỳ trường hợp tử vong nào được ghi lại là nguyên nhân trực tiếp của vắc-xin bệnh sởi. Một số tác dụng phụ phổ biến của vắc-xin bao gồm sốt, phát ban nhẹ, và đau khớp tạm thời. Rất hiếm khi, một người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin. Tuy vậy, việc được tiêm vắc-xin an toàn hơn rất nhiều so với việc bị nhiễm sởi.
Không có mối liên hệ nào được tìm ra giữa vắc-xin và chứng tự kỷ. Quan niệm này xuất phát khi một báo cáo được công bố vào năm 1998 lần đầu tiên mô tả một mối liên kết giữa vắc-xin bệnh sởi và chứng tự kỷ. Cả kết quả nghiên cứu lẫn các nhà nghiên cứu chính đều đã hoàn toàn bị mất uy tín.
Nếu bạn nghĩ mình hay con em mình có thể đã bị phơi nhiễm với bệnh sởi, hoặc nếu bạn hay con em mình có phát ban giống bệnh sởi, hãy đến khoa Cấp Cứu (UCC) để nhận một chuẩn đoán đúng.