Dr Chia Yin Nin
Bác sĩ sản – phụ khoa
Nguồn: Getty Images
Bác sĩ sản – phụ khoa
Hành trình sinh sản của phụ nữ không hề nhẹ nhàng, cho đến khi đạt đến điểm cuối: mãn kinh. Cho dù đã bước vào giai đoạn cuộc đời này, hoặc đang thắc mắc về cảm giác khi chạm đến giai đoạn này, Bác sĩ Chia Yin Nin, bác sĩ phụ sản tại Bệnh Viện Gleneagles chia sẻ những điều nên trông đợi và cách thức để kiểm soát vấn đề.
Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngưng phóng noãn và sản sinh hormone. Hai hormone chính được sản sinh bởi buồng trứng được gọi là estrogen và progesterone.
Bạn được cho là đã chạm đến giai đoạn mãn kinh nếu đã ngừng chu kỳ kinh nguyệt liên tục trong một năm.
Tuổi mãn kinh trung bình là từ 45 đến 55 tuổi. Tuy nhiên, một vài người có thể không trải qua mãn kinh trong phạm vi tuổi này, và thay vào đó, trải nghiệm mãn kinh sớm, hoặc muộn.
5 - 10% phụ nữ trải qua mãn kinh trước tuổi 45. Điều này có thể xảy ra do những lý do sau:
5 - 10% phụ nữ có mãn kinh muộn sau tuổi 55. Không có bất kỳ nguyên nhân chính xác nào được ghi nhận.
Các triệu chứng có thể kéo dài trong khoảng 1 - 2 năm, và có thể bao gồm những biểu hiện sau:
Trong khi chảy máu nhiều một cách bất thường hoặc máu xuất hiện chấm li ti là dấu hiệu của mãn kinh, chúng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh ung thư phụ khoa, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ít phổ biến hơn, ung thư buồng trứng hay ung thư ống dẫn trứng.
Nếu nhận thấy các triệu chứng này, quan trọng là cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để loại trừ khả năng mắc bệnh ung thư phụ khoa. Càng được chẩn đoán sớm, bạn càng có thể được điều trị nhanh, và cơ hội phục hồi hiệu quả càng cao.
Ở bước đầu tiên, chấp nhận giai đoạn mãn kinh sắp đến cùng các triệu chứng, tập thể dục, giữ gìn dáng vóc và ăn uống lành mạnh là những giải pháp tuyệt vời để kiểm soát các triệu chứng của mãn kinh.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng mãn kinh quá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ phụ khoa về liệu pháp phytoestrogen hoặc liệu pháp bổ sung hormone.
Liệu pháp bổ sung hormone (HRT) là giải pháp thích hợp với các triệu chứng mãn kinh, tuy nhiên, sử dụng kéo dài trên 5 năm có liên hệ tới rủi ro cao về ung thư vú. HRT thường không được khuyến khích cho phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư vú hoặc ung thư có yếu tố gây ung thư là estrogen, ví dụ như ung thư tử cung.
Phytoestrogens, ví dụ như các chiết xuất từ cỏ ba lá đỏ và đậu nành, có thể làm thuyên giảm các triệu chứng mãn kinh ở mức độ nào đó.
Hầu hết triệu chứng mãn kinh chỉ là tạm thời và đa số chỉ kéo dài trong khoảng 1 - 2 năm.
Giai đoạn này là khoảng thời gian dẫn tới mãn kinh. Giai đoạn này có thể kéo dài 2 đến 3 năm, bao gồm các triệu chứng dưới đây:
Nếu đã thực hiện cắt tử cung hoặc cắt bỏ niêm mạc tử cung và không còn kinh nguyệt, có thể bạn có thể thấy khó khăn trong việc xác nhận đã đến giai đoạn mãn kinh trừ khi trải nghiệm những triệu chứng khác của mãn kinh.
Trong trường hợp này, một xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone hoàng thể hóa (LH) hoặc hormone kích thích nang trứng (FSH) - hay còn được biết đến là hai hormone được tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể xác nhận liệu bạn có đang trong giai đoạn mãn kinh.
Các mối quan ngại về sức khỏe sẵn có như đái tháo đường và tăng huyết áp không ảnh hưởng đến thời điểm khởi phát mãn kinh ở mỗi người.
Nữ hormone, estrogen, được sản sinh bởi buồng trứng làm giảm rủi ro về bệnh loãng xương, bệnh tim và đột quỵ.
Buồng trứng ngừng sản sinh estrogen nên rủi ro về loãng xương, bệnh tim và đột quỵ tăng cao.
Tuy nhiên, các biện pháp đơn giản hỗ trợ lối sống như sau đây có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh:
Đúng vậy, có thể dẫn đến đau đớn do âm đạo phát triển tính khô hạn, một chứng bệnh xảy ra trong giai đoạn mãn kinh. Để kiểm soát tình trạng quan hệ đau đớn, liệu pháp estrogen tại chỗ có thể được thực hiện an toàn trong quá trình thăm khám phụ khoa. Estrogen tại chỗ theo đơn của bác sĩ an toàn kể cả khi sử dụng lâu dài.
Tất cả phụ nữ từng hoặc đang hoạt động tình dục, bất kể tuổi và giai đoạn mãn kinh, đều có rủi ro mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Họ nên trải qua xét nghiệm HPV và làm phết tế bào cổ tử cung cứ 3 hoặc 5 năm một lần ở mức tối thiểu.
Không, không thể mang thai sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, có thai vẫn có khả năng xảy ra trong suốt những năm tiền mãn kinh, khi đó các biện pháp ngừa thai được khuyến nghị sử dụng. Nếu mãn kinh xảy ra trước tuổi 50, các biện pháp ngừa thai vẫn được khuyên sử dụng thêm 2 năm. Nếu mãn kinh xảy ra sau tuổi 50, các biện pháp ngừa thai vẫn được khuyên sử dụng thêm 1 năm.
Nếu chứng chảy máu bất thường, máu xuất hiện chấm li ti, hoặc các triệu chứng khác đáng quan ngại được nhận thấy, bất kể kỳ kiểm tra y tế gần nhất của bạn, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa của chúng tôi, Bác sĩ Chia Yin Nin hoặc các bác sĩ phụ khoa khác của bệnh viện nhằm loại trừ khả năng của một vấn đề nghiêm trọng hơn.