Dr Wee Teck Huat Andy
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Rách cơ vai, một kiểu chấn thương vùng vai, là một tình trạng bệnh lý đau đớn và trầm trọng. Thực hiện các hoạt động hàng ngày như mặc quần áo hoặc chải tóc có thể trở nên khó khăn với một cơ vai bị rách. Nếu không được điều trị, tình trạng thường trở nên tệ hơn, đến mức độ phẫu thuật có thể là lựa chọn điều trị duy nhất. Với các bước tiến của công nghệ, phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (nội soi) đã được phát triển để điều trị rách cơ vai.
Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về rách cơ vai và các lựa chọn phẫu thuật sẵn có cho phương pháp điều trị.
Cơ vai hay nhóm cơ xoay tay là một nhóm cơ và gân (mô gắn liền cơ vào xương) có chức năng giữ khớp vai ngay tại vị trí và cho phép bạn di chuyển cánh tay và vai.
Rách cơ vai có thể xảy ra khi một hoặc nhiều gân nằm trong cơ vai bị tổn hại là do tình trạng chấn thương hay tai nạn. Do vết rách, gân không còn có thể gắn hoàn toàn vào đầu xương cánh tay trên (xương bả vai). Ở vết rách một phần, gân bị tổn thương nhưng không hoàn toàn đứt khỏi xương. Trong một vết rách đầy đủ hoặc vết rách hoàn toàn, gân được tách biệt hoàn toàn khỏi xương.
Rách cơ vai có thể được gây ra bởi một sự việc đau thương đơn lẻ, hoặc bị mài mòn và hao tổn gân theo thời gian. Chấn thương có thể xảy ra khi bạn nhấc các vật thể nặng hoặc vấp ngã chống tay. Mặt khác, rách cơ vai mãn tính có thể được gây ra bởi sự căng thẳng lặp đi lặp lại, tình trạng tuần hoàn máu kém, và sự hình thành các gai xương. Nếu bạn trên 40 tuổi, bạn đang ở mức độ rủi ro phát triển tình trạng rách cơ vai cao hơn. Những người tham gia môn thể thao sử dụng phần trên cơ thể nhiều lần như cầu lông và bóng chày, cũng như những người có công việc liên quan đến sự sử dụng lặp đi lặp lại của các chi trên, như họa sĩ và thợ mộc, cũng có xác suất cao hơn trong việc phát triển tình trạng rách cơ vai.
Triệu chứng thường thấy của rách cơ vai bao gồm:
Do bệnh lý cơ vai là một tình trạng tiến triển theo thời gian, việc điều trị khẩn trương là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng này trở nên tệ hơn.
Các hướng tiếp cận điều trị không phẫu thuật cho việc xử lý rách cơ vai bao gồm nghỉ ngơi, thay đổi hoạt động, vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, và tiêm steroid. Các lựa chọn điều trị này thông thường có hiệu quả đối với các vết rách một phần và các vết rách tạo ra triệu chứng ở mức tối thiểu.
Bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị phẫu thuật nếu bạn có một vết rách hoàn toàn, đặc biệt khi không có sự cải thiện về tình trạng sức khỏe của bạn với các cách tiếp cận truyền thống, hoặc khi các triệu chứng của bạn đã xuất hiện hơn 6 tháng. Phẫu thuật cũng được khuyến nghị khi bạn trải qua sự suy yếu nghiêm trọng và mất chức năng vai, hoặc nếu bạn trải qua sự chấn thương đau đớn lớn gây ra một vết rách rộng.
Các lựa chọn phẫu thuật chính cho việc phục hồi các vết rách ở cơ vai là: Phục hồi mở hoặc mở nhỏ truyền thống, cùng với Phục hồi bằng phương pháp nội soi.
Phục hồi theo kiểu mở truyền thống có thể được yêu cầu nếu vết rách của bạn lớn và có từ lâu. Đây là một thủ tục xâm lấn hơn và sử dụng vết mổ hở 5 - 7cm để có thể tiếp cận được đến phần vai.
Ngược lại, đối với các vết rách ít nghiêm trọng hơn, Phục hồi bằng phương pháp nội soi có thể được thực hiện thông qua các vết mổ nhỏ sử dụng công nghệ tiên tiến và các dụng cụ phẫu thuật.
Trong phương pháp nội soi, cuộc phẫu thuật được dẫn dắt bởi một ống nội soi (một ống dài được gắn thêm camera). Ống nội soi được đưa vào qua một vết mổ nhỏ nhằm quan sát các mô tổn thương. Các vết mổ qua lỗ khác sau đó được thực hiện để cho phép các dụng cụ nội soi tiến hành việc khôi phục một cách xâm lấn tối thiểu dưới tầm nhìn trực tiếp từ ống nội soi.
Việc Khôi phục bằng phương pháp nội soi cho cơ vai thông thường được thực hiện như một cuộc phẫu thuật ngoại trú trong ngày. Khi là một phương pháp xâm lấn tối thiểu, việc Khôi phục cơ vai bằng phương pháp nội soi tạo ra ít chấn thương cho các mô mềm hơn, từ đó đem đến khả năng phục hồi nhanh hơn và giảm đau sau phẫu thuật so sánh với việc khôi phục mở truyền thống.
Một trong những thách thức của việc khôi phục cơ vai bằng phương pháp nội soi là khiến gân hồi phục đúng cách sau phẫu thuật. Chính vì vậy việc ghép mô REGENETEN gần đây được phát triển như một giải pháp để hỗ trợ khắc phục vấn đề này. Về cơ bản, đây là một ghép mô sinh học kích thích có gốc collagen mới mẻ mà có thể được ghép vào cơ thể thông qua một hướng tiếp cận xâm lấn tối thiểu để tăng cường việc khôi phục các cơ vai. Ghép mô sinh học kích thích REGENETEN đem lại sự tái tạo mô và tái cấu trúc collagen ở vùng cơ vai được khôi phục/ bị rách. Mô này dần được hấp thụ trong vòng 6 tháng và để lại một lớp mô mới tương tự gân, hỗ trợ các gân bị tổn thương hoặc được sửa chữa sẵn có.
Sau phẫu thuật, bạn sẽ được kê đơn thuốc để giải quyết tình trạng đau đớn. Bạn cũng sẽ trải qua phục hồi chức năng để có thể quay lại các hoạt động thường ngày. Bác sĩ cũng sẽ gợi ý một chương trình vật lý trị liệu có thể hỗ trợ bạn lấy lại sức mạnh và khả năng vận động của vai.
Bác sĩ của bạn có thể quyết định liệu bạn có phải là ứng cử viên cho phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sau khi đánh giá vết thương của bạn và các tình trạng sức khỏe khác trong cuộc sống. Họ cũng có thể đề nghị xét nghiệm chụp ảnh để đánh giá tình trạng của bạn.
Thăm khám bác sĩ nếu bạn đang trải qua cơn đau vai và cánh tay mãn tính là một việc tốt. Việc điều trị sớm có thể ngăn chặn việc các triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn và hỗ trợ bạn quay lại với các hoạt động bình thường thật nhanh chóng.
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về khớp vai, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình, người sẽ có thể tư vấn cho bạn về liệu trình điều trị thích hợp nhất.