Đừng chờ đợi để tìm kiếm sự giúp đỡ cho tình trạng bunion gây đau đớn. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu có thể điều trị chứng bunion một cách dễ dàng, tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể được thực hiện cho các trường hợp bunion từ nhẹ đến trung bình. Khi bệnh đã chuyển biến nặng, chỉ còn phẫu thuật mở mới có thể cải thiện tình hình.
Chứng Viêm Ngón Chân Cái (Bunion) Là Gì?
Chứng viêm ngón chân cái (bunion) là một khối xương cứng nhô ra và gây đau đớn, hình thành ở khớp nối giữa ngón chân cái và bàn chân. Ngón chân cái của hầu hết mọi người có xu hướng nghiêng nhẹ vào phía trong, hướng về các ngón chân còn lại. Theo thời gian, nếu góc nghiêng của ngón chân cái trở nên rõ rệt hơn, vị trí khớp gối giữa xương đốt bàn chân và ngón chân sẽ bị viêm và phình to. Bunions thường mất nhiều năm để hình thành. Mặc dù lúc đầu chúng có thể không gây đau nhiều, nhưng cuối cùng chúng có thể trở nên đau đớn đến mức thậm chí đi lại cũng trở nên khó khăn.
Các Triệu Chứng Của Chứng Viêm Ngón Chân Cái (Bunion)
Hãy chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng sau đây của bunion:
Một khối xương cứng nhô ra ở cạnh bàn chân, bên cạnh ngón chân cái.
Ngón chân cái hướng theo góc nghiêng nghiêm trọng về phía các ngón chân còn lại.
Da bị chai cứng hoặc có vết chai bên trên chỗ sưng nhô ra.
Vùng da bị nhô ra bị đỏ hoặc kích ứng.
Da trên vùng sưng nhô ra ấm, sáng bóng.
Tình trạng sưng và viêm.
Đau khi đi lại hoặc cử động các ngón chân.
Nguyên Nhân Gây Ra Bunion
Di truyền. Một số người có khuynh hướng mắc chứng bunion hơn những người khác, do hình dạng bàn chân và cấu trúc xương khớp là yếu tố đóng góp chính cho vấn đề này. Bunions thường mang tính di truyền trong gia đình.
Giày cao gót. Bunion cũng phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới, do kiểu giày của phụ nữ có xu hướng chặt hơn, và giày cao gót khiến các xương của bàn chân bị đưa vào những vị trí không tự nhiên.
Giày không vừa chân. Những đôi giày quá chật, quá hẹp hoặc quá nhọn có nhiều khả năng gây ra sự phát triển của bunion.
Tuổi tác. Bunion cũng phổ biến hơn ở người có tuổi, vì theo thời gian bàn chân có xu hướng rộng ra, và các khớp nối trở nên yếu hơn, dễ bị tổn thương hơn.
Viêm khớp dạng thấp. Tình trạng viêm khớp do viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến bunion.
Điều Trị Bunion
Nếu bunion ở mức độ không nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn không cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật luôn đi kèm với các rủi ro, và nếu bunion của bạn không quá nghiêm trọng, thì có thể không đáng phải trải qua ca phẫu thuật. Các phương pháp điều trị và phòng ngừa thay thế bao gồm:
Thuốc giảm đau và viêm.
Ngâm chân hoặc chườm đá.
Thay đổi giày sang những đôi rộng hơn, có tính hỗ trợ nhiều hơn.
Miếng lót chỉnh hình.
Phẫu Thuật Bunion
Đôi khi bunion trở nên nghiêm trọng đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng cảm giác đau đớn nữa, hoặc các khớp nối không còn cử động hoặc hoạt động được. Nếu không còn lựa chọn nào tốt hơn, bác sĩ có thể khuyến nghị can thiệp bằng hình thức phẫu thuật để loại bỏ bunion. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bunion gây đau đớn.
Các loại phẫu thuật bunion bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bunion (bunionectomy), phương pháp này loại bỏ phần nhô ra của bàn chân.
Cố định khớp ngón chân.
Cấy khớp nhân tạo.
Sắp xếp lại dây chằng xung quanh khớp.
Tạo hình lại ngón chân cái và xương đốt bàn chân.
Phẫu thuật cắt xương (osteotomy), thực hiện các vết cắt nhỏ trên xương và điều chỉnh vị trí của chúng.
Tùy vào yêu cầu của mỗi cá nhân, bác sĩ có thể cần kết hợp nhiều thủ thuật nêu trên để cải thiện tình trạng bệnh.
Thông thường là một phương thức xâm lấn mạnh, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bunion có thể khá đau đớn và cần quãng thời gian đáng kể để hồi phục. Bạn sẽ không thể đi lại bằng bàn chân này trong vài tuần, và sẽ cần trị liệu vật lý để lấy lại sức mạnh cho các khớp.
Vì các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu đang phát triển nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực chăm sóc lâm sàng, phẫu thuật bunion xâm lấn tối thiểu (MIS) đang nổi lên như một lựa chọn phổ biến để điều trị chứng bunion.
Phẫu Thuật Bunion Xâm Lấn Tối Thiểu
Mục đích của phẫu thuật bunion xâm lấn tối thiểu là cải thiện vấn đề với mức độ can thiệp ít nhất có thể.
Thay vì một vết mổ dài, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một số vết rạch rất nhỏ.
Phần xương thừa có thể được loại bỏ qua những vết rạch nhỏ hơn, chỉ cần 1 hoặc 2 mũi khâu để khép vết thương.
Các chỉnh sửa nhỏ cũng có thể được thực hiện qua các vết rạch để dịch chuyển và căn chỉnh lại xương.
Lợi ích khi trải qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu bao gồm:
Thời gian hồi phục ngắn hơn – bệnh nhân có thể đi lại bằng bàn chân của họ ngay trong ngày thực hiện phẫu thuật.
Ít đau đớn hơn trong quá trình hồi phục.
Sẹo tối thiểu do các vết rạch nhỏ chỉ yêu cầu ít vết khâu.
Sau Phẫu Thuật
Cho dù bạn chọn phẫu thuật bunion theo phương thức truyền thống hay kỹ thuật MIS, bạn cần lưu ý rằng có khả năng tình trạng bunion tái phát. Việc chỉnh sửa quá mức cũng là một khả năng, trong đó ngón chân bị nghiêng một chút về phía ngược lại. Bạn vẫn có thể thấy đau ở khớp, đặc biệt khi ngoài việc bunion, khớp của bạn còn bị viêm khớp hoặc gout. Cũng có khả năng bạn sẽ mất đi khả năng vận động của ngón chân.
Hồi Phục Sau Phẫu Thuật Bunion
Do đó, sau khi phẫu thuật, bạn cần thực hiện các bước cần thiết để tự tạo cho mình cơ hội hồi phục hoàn toàn tốt nhất. Bạn nên:
Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc nghỉ ngơi cho bàn chân.
Uống bất kỳ loại thuốc được kê đơn nào cho tình trạng viêm hoặc đau.
Tham gia vật lý trị liệu để lấy lại khả năng vận động của khớp.
Mang giày có tính hỗ trợ cao, rộng rãi.
Mang đế chỉnh hình hoặc miếng lót trong giày theo khuyến nghị của bác sĩ.
Áp dụng chế độ ăn cân bằng, bao gồm các loại thực phẩm tốt cho khớp như cá nhiều dầu, các loại quả mọng, nho, dầu ô liu, gừng và tỏi.
Nếu bạn đang khổ sở vì chứng bunion, hãy đi khám bác sĩ. Họ sẽ thảo luận các lựa chọn với bạn, và giúp bạn quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Felson, S. (2017, March 24) What Can I Do About Bunions? Retrieved 26/2/19 from https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-bunions-treatment#2
Felson, S. (2017, March 17) Symptoms Of A Bunion. Retrieved 26/2/19 from https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-bunions-symptoms
How Minimally Invasive Bunion Surgery Is Different And Better. Retrieved 26/2/19 from https://northwestsurgerycenter.com/minimally-invasive-surgery/minimally-invasive-bunion-surgery-different-better/
Roth, E. (2017, August 18) Bunion Removal. Retrieved 26/2/19 from https://www.healthline.com/health/bunion-removal
Types Of Bunion Surgery (2017, March 21) Retrieved 26/2/19 from https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/hw33887
Bunions. (2019, October 22) Retrieved December 27, 2020, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bunions/symptoms-causes/syc-20354799
Việc lắp một khớp gối mới nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng vào một vài thập kỷ trước, nhưng việc thay toàn bộ khớp gối ngày nay đã trở thành một thủ thuật tương đối phổ biến.
Không phải ai tham gia chơi thể thao cũng biết về những rủi ro đi kèm – cho đến khi họ bị chấn thương. Dưới đây là danh sách 5 chấn thương thể thao nghiêm trọng đứng đầu và cách thức điều trị chúng.
Các biến chứng do tiểu đường và Bệnh Động Mạch Ngoại Vi thường dẫn đến việc bệnh nhân mất đi phần chi thể, nhưng thực tế điều này không phải là không thể tránh được.
Các vận động viên chuyên nghiệp tích lũy vô số chấn thương trong suốt sự nghiệp. Cầu thủ Wong Wei Long của Singapore Slinger chia sẻ cách anh tối thiểu hóa các chấn thương thể thao tại nơi làm việc.
Hiểu biết về các rủi ro giúp bạn có cách phòng tránh tốt hơn. Sau đây là một vài chấn thương thường gặp bạn nên cẩn trọng khi tham gia các môn thể thao yêu thích.
Đau lưng ngày càng trở nên phổ biến trong giới nhân viên văn phòng, những người ngồi cả ngày. Tìm hiểu thêm về 3 phương pháp điều trị cột sống có thể giúp điều trị các vấn đề ở lưng.