Dr Cheung Tin Lung Alan
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Hãy thử hỏi bất kỳ bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nào về top 10 chấn thương thể thao họ thường điều trị, và khả năng cao là khuỷu tay và vai sẽ đứng ở những vị trí đầu trong danh sách. Các khớp của chúng ta dễ bị tổn thương hơn những vùng khác trên cơ thể. Nguyên do trước hết là chúng khá dễ bị tác động trực tiếp, do có ít mô và mỡ hơn để che chắn; tuy nhiên điều quan trọng hơn là chúng thường phải chịu đựng phần lớn lực tác động. Những ai chơi các môn thể thao đối kháng, như các đô vật, thường nhận thấy khuỷu tay hay vai của họ bị trực tiếp tác động, đặc biệt trong lúc cản phá.
Vai bạn là vị trí xương cánh tay trên nối với xương bả vai, còn được gọi là xương vai gáy. Vòng quay vai (rotator cuff) được tạo thành từ các cơ và gân, đỡ lấy khớp; và có chất lỏng trong một túi nhỏ gọi là bao hoạt dịch (bursa) bao quanh khớp và bảo vệ vòng quay vai.
Các chấn thường phổ biến ở vai bao gồm:
Khuỷu tay của bạn là vị trí gặp gỡ của ba xương cánh tay; xương trụ (ulna) và xương quay (radius) từ cẳng tay, và xương cánh tay (humerous) từ cánh tay trên. Sụn và chất lỏng hỗ trợ sự di chuyển nhẹ nhàng của khớp, và các gân và cơ bắp giữ cho khuỷu tay ổn định.
Các chấn thương phổ biến ở khuỷu tay bao gồm:
Nếu bạn chơi các môn thể thao đối kháng cường độ cao, các chấn thương ở những vùng này của cơ thể có thể rất nghiêm trọng. Chẳng hạn, võ thuật tự do tổng hợp (MMA) có tỉ lệ chấn thương khoảng 25%. Một số môn võ thuật trong MMA có khả năng cao hơn gây tổn thương ở khúc, như nhu thuật Brasil (jiu-jitsu) và vật. Các môn thể thao đối kháng khác như bóng bầu dục Mỹ, rugby, và khúc côn cầu trên băng cũng có thể khiến người chơi dễ bị chấn thương khớp nghiêm trọng. Lực tác động trong những môn thể thao này đủ sức gây ra trật khớp, rạn nứt xương, và rách các mô, đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật.
Tùy vào mức độ chấn thương, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng nhiều kĩ thuật phẫu thuật khác nhau nhằm sửa chữa và ổn định các khớp của bạn.
Phẫu thuật mở truyền thống
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật truyền thống, bác sĩ phẫu thuật phải tạo ra một đường mổ lớn. Thông qua đường mổ này, họ sẽ thực hiện thủ thuật cần thiết. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương, họ có thể phải loại bỏ một bao hoạt dịch (fluid sac) bị viêm, sửa chữa đường gân, sữa chữa xương gãy, hoặc đặt lại các xương về vị trí đúng. Phẫu thuật mở truyền thống thường đòi hỏi bệnh nhân phải nằm viện thời gian dài hơn, do thông thường phải gây mê toàn thân và cần nhiều mũi khâu hơn. Mất máu cũng có thể tăng lên, và các rủi ro liên quan đến phẫu thuật mở thường nhiều hơn. Sau khi xuất viện, thời gian bình phục có thể kéo dài, và bệnh nhân có thể cần phải tập vật lý trị liệu dài ngày nhằm phục hồi lại sức mạnh và khả năng vận động toàn diện.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS)
Nội soi khớp (còn được gọi là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật lỗ khóa) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu trên khớp, trong đó quá trình kiểm tra và đôi khi cả điều trị được thực hiện sử dụng một dụng cụ nội soi, hoặc một ống mềm gắn đèn và camera lắp vào đó được đưa vào khớp thông qua một đường mổ nhỏ. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS) có nhiều lợi ích. Bác sĩ phẫu thuật có thể bào phẳng diện khớp, sửa chữa các đứt gãy và rách, và cải thiện chức năng khớp, tất cả đều được thực hiện thông qua mổ xẻ nhỏ này. Hiện nay, nhiều bác sĩ phẫu thuật ưa chuộng sử dụng cách thức này để thực hiện thủ thuật của mình. Các lợi ích khác khi lựa chọn MIS bao gồm:
Điều quan trọng là bạn cần phải tự lên tiếng vì lợi ích sức khỏe của chính mình, đặc biệt nếu bạn là một vận động viên hoặc người chơi các môn thể thao phụ thuộc vào sự vận hành tối ưu của cơ thể. Các chuyên gia chỉnh hình và bác sĩ phẫu thuật thể thao thường ưa chuộng sử dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, nhằm mang lại thời gian bình phục nhanh chóng cho vận động viên để họ quay lại trạng thái phong độ đỉnh cao. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp MIS không phải là một phương án khả dĩ, và phẫu thuật mở trở thành cách thức duy nhất để điều trị tổn thương. Điều này có xu hướng xảy ra khi chấn thương ở mức nghiêm trọng, hoặc bạn đã gặp phải tình trạng tái phát và tình trạng khớp đã trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Quan trọng là không nên trì hoãn can thiệp nếu như bạn gặp phải một chấn thương có thể được cải thiện bởi MIS. Nếu chần chừ quá lâu, MIS có thể không còn là một lựa chọn tối ưu.
Việc luôn giữ trạng thái sức khỏe đỉnh cao và nhanh chóng giải quyết các vấn đề sẽ hỗ trợ bạn tiếp tục có thể chơi các môn thể thao mình yêu thích trong suốt thời gian lâu nhất có thể. Đảm bảo bạn khởi động kỹ trước khi tập luyện, tham gia các buổi tập luyện thể chất trong những khoảng thời gian trống giữa các buổi chơi cường độ cao, và giữ cho cơ bắp và hệ xương khỏe mạnh với một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thực phẩm chức năng được khuyến nghị dùng, và lời khuyên về chế độ ăn uống nhằm giữ cho các khớp xương chắc khỏe. Nếu bị chấn thương, hoặc đã từng bị chấn thương trước đây và hiện đang đau dữ dội, hãy trao đổi với bác sĩ về phương thức MIS nhằm xác định phương thức này có phù hợp cho trường hợp của bạn hay không.