Dr Hitendra Doshi K
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Với nhiều người, tuổi vàng là điểm sáng của cuộc đời. Sau khi về hưu, họ có sự thoải mái về thời gian để làm những việc mong muốn theo nhịp độ riêng của bản thân. Những hoạt động này hẳn có thể bao gồm đi du lịch khắp nơi và làm từ thiện - những hoạt động trước đây bị hạn chế bởi lịch làm việc bận rộn.
Một yếu tố quan trọng để đảm bảo người cao tuổi tận dụng tối đa những năm tháng đẹp nhất của họ là khả năng duy trì sự độc lập và vận động.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu sự độc lập đó biến mất chỉ trong tích tắc?
Loãng xương là một tình trạng y khoa ảnh hưởng đến mật độ xương, khiến xương trở nên giòn và xốp. Quá trình này từ từ làm xương mỏng và yếu dần, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.
Loãng xương có thể tác động đến bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng những khu vực dễ bị gãy xương do loãng xương nhất là hông, cổ tay và cột sống. Xương gãy có thể không gây ra vấn đề y tế ở người trẻ tuổi và khỏe mạnh. Tuy nhiên, gãy xương có thể kéo dài tình trạng bất động ở người cao tuổi. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng y tế khác như cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của chân (huyết khối tĩnh mạch sâu), viêm phổi, lở loét do nằm lâu, nhiễm trùng đường tiết niệu, trầm cảm, teo cơ và nhiều vấn đề khác.
Các biến chứng nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, chẩn đoán sớm gãy xương và can thiệp kịp thời nếu cần thiết để nhanh chóng hồi phục khả năng vận động là chìa khóa quan trọng trong quá trình điều trị. Trên hết, phòng ngừa té ngã là vấn đề quan trọng không thể xem nhẹ đối với người cao tuổi, vì họ dễ bị tổn thương bởi tình trạng “gãy xương tự phát”, thường do tuổi cao và loãng xương
Tổ chức Loãng xương Quốc tế (IOF) dự đoán đến năm 2050, 50% các ca gãy xương hông do loãng xương sẽ xảy ra tại châu Á. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ bạn nên lưu ý cũng như các mẹo để “phòng chống té ngã” tại nhà.
Từ các vấn đề về tai trong như chóng mặt, hạ đường huyết (mức đường trong máu thấp) đến các bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson cũng như các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, có một số tình trạng y tế có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng và cuối cùng làm tăng nguy cơ té ngã. Hãy tìm kiếm giúp đỡ nếu bạn hoặc người thân cảm thấy khó duy trì thăng bằng vì đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại thuốc như Benzodiazepine, khi dùng cho người cao tuổi, có liên quan đến việc gia tăng gần 44% nguy cơ gãy xương hông và các ca té ngã ban đêm. Nếu bạn hoặc người nào đó bạn biết đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hướng thần nào, tốt nhất nên tham vấn bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc và tìm hiểu xem liệu có loại thuốc nào có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và làm tăng nguy cơ té ngã hay không.
Lối sống hằng ngày cũng có thể quyết định liệu nguy cơ trải nghiệm té ngã và gãy xương do loãng xương ở bạn có cao hay không. Những người có lối sống ít vận động thường có nguy cơ té ngã cao hơn do chứng teo cơ. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng như chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp, thiếu hụt vitamin D cũng như canxi về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ té ngã.
Bên cạnh đó, sống một mình cũng là một yếu tố nguy cơ. Khi bạn sống độc lập, bạn có thể tham gia vào các hoạt động ảnh hưởng đến sự thăng bằng, bao gồm cúi người làm vườn, đi dọc những con đường dốc, và với lấy các vật dụng trên các kệ cao.
Một cách để phòng ngừa té ngã là thiết kế ngôi nhà chống trượt ngã. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, nhà là nơi bạn dành phần lớn thời gian. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách bạn có thể biến ngôi nhà của mình thành một nơi an toàn hơn cho người thân.
Một số khu vực trong ngôi nhà của bạn hoặc cách sắp xếp đồ đạc có thể gây ra nguy cơ té ngã. Nếu bạn đang trong độ tuổi vàng hoặc có người cao tuổi sống cùng, việc xem xét kỹ ngôi nhà để đảm bảo phòng ngừa té ngã là điều rất nên làm.
Dưới đây là một số yếu tố rủi ro té ngã thường gặp trong nhà:
Hãy tạo ra một không gian sống an toàn cho bạn và những người thân yêu bằng các điều chỉnh phòng chống té ngã trong nhà. Dưới đây là một số gợi ý để bắt đầu:
Hãy sử dụng đèn ngủ trong phòng ngủ và phòng tắm để đảm bảo những căn phòng này được chiếu sáng trong trường hợp cần phải đi vệ sinh vào ban đêm. Bên cạnh đó, nên đặt đèn ngủ đầu giường trong tầm với để tránh té ngã hoặc làm đổ đồ khi di chuyển trong bóng tối sau khi đèn chính đã tắt.
Tay vịn dọc cầu thang, thanh vịn trong phòng tắm và ghế cố định chắc chắn trong phòng tắm là một số thiết bị hỗ trợ có thể giúp duy trì sự ổn định và giảm thiểu té ngã.
Các điểm mù là mối nguy cơ phổ biến và có thể khiến người đi qua mất thăng bằng. Các không gian có độ dốc khác nhau có thể không gây nguy hiểm nếu bạn đang ở trong trạng thái thể chất khỏe mạnh và ổn định, nhưng những khu vực này có thể gây ra té ngã đối với người cao tuổi. Nếu có bất kỳ khu vực nào như vậy trong nhà bạn, hãy đánh dấu chúng bằng băng dính hoặc thậm chí dùng màu sắc sàn có màu khác nhau để nhận biết rõ các khu vực nguy hiểm tiềm tàng này.
Làm vườn là một hoạt động ưa thích của người cao tuổi. Chậu cây cảnh thường được đặt ở dưới đất và yêu cầu người lớn tuổi phải ngồi xổm hoặc cúi gập người, điều này có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng và gây ra nguy cơ té ngã. Hãy nâng cao vị trí các chậu cây đến tầm với bằng cách đặt chúng trên bàn hoặc kệ.
Đặt tất cả các vật dụng thường dùng lên các kệ nằm trong tầm với. Điều này giúp ngăn người cao tuổi phải trèo leo, nhón chân hoặc duỗi vươn cơ thể quá mức, các động tác có thể dẫn đến thương tích và té ngã.
Lựa chọn gạch phòng tắm có tác dụng chống trơn trượt. Đặt thảm, tấm phủ, hoặc miếng lót chống trơn trượt lên tất cả các bề mặt có thể bị ướt.
Cuối cùng, nguy cơ té ngã và mức độ nghiêm trọng của gãy xương có thể được giảm thiểu bằng cách hiểu biết về các yếu tố nguy cơ và quan tâm chủ động đến sức khỏe xương của bạn trong những năm tuổi vàng. Tổ chức Loãng xương Quốc tế (IOF) lưu ý rằng bệnh loãng xương thường không được chẩn đoán đủ và điều trị đúng mức tại châu Á.
Một lần chụp mật độ xương đơn giản và thảo luận với chuyên gia chỉnh hình có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe xương của mình. Không bao giờ là quá muộn để chủ động chăm sóc, duy trì khả năng vận động và sống trọn vẹn.