Dr Ng Zhaowen Dennis
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Sinh hoạt theo quy chuẩn mới đã chứng kiến con người Singapore dần chào đón thiên nhiên một lần nữa, từ đạp xe đến chạy bộ, leo núi và cả những phút giây thư giãn bình dị khám phá hòn đảo đầy nắng này trên chính đôi bàn chân. Một phong cách sống năng động là điều tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể của chúng ta, nhưng chúng cũng đi kèm với nguy cơ chấn thương, đặc biệt là khi bạn cố gắng làm quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và thể chất.
Ví dụ, khám phá một con đường mòn mới luôn thú vị, nhưng một cú trượt chân hay té ngã cũng có thể kết thúc trong trải nghiệm khó chịu: từ một vết cắt nhỏ ít nghiêm trọng, đến những thứ sẽ mất một quãng thời gian dài hơn để hồi phục, ví dụ như bong gân hoặc gãy xương.
Dưới đây là một vài chấn thương thường có liên quan đến hoạt động thể thao:
Bong gân là một loại chấn thương ảnh hưởng đến các dây chằng - những dải mô bền chắc giúp kết nối xương và khớp. Nó thường xảy ra do một cú vặn người nhanh hoặc bị ngã bất thường, hay sẩy chân hụt bậc.
Thường được người ta gọi là "đứt cơ", tình trạng này xảy ra khi sợi cơ trong gân của chúng ta bị rách. Căng cơ thường là kết quả của các hoạt động đột ngột hoặc lặp đi lặp lại. Căng cơ có thể dẫn đến các vấn đề như co rút cơ, đau khi động chạm, sưng, chuột rút, và bị hạn chế về khả năng vận động. Hầu hết các ca căng cơ xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân, vai, và lưng. May mắn thay, hầu hết đều có thể tự hồi phục, đặc biệt khi được nghỉ ngơi, chườm lạnh, và kê cao vùng bị thương.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau ở gót chân, đây là một loại chấn thương thường xảy ra ở các vận động viên chạy. Những đối tượng thừa cân, cũng như những người thường mang giày dép thiếu ổn định, có xu hướng mắc viêm cân gan chân cao hơn.
Cũng được biết đến với cái tên xương bị gãy, các ca gãy xương xảy ra khi lực được tác động lên một khúc xương mạnh hơn ngưỡng sức chịu đựng của nó.
Đây là các vết thương nhỏ thường gặp, bao gồm hở da. Chúng có thể xảy ra tương đối dễ dàng, chẳng hạn như khi bạn bị té ngã và da bị cọ xước trên vệ đường, hoặc va quẹt vào bụi cây.
Sưng là một kết quả tự nhiên của chấn thương. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn vận động quá sức, ví dụ như khi leo lên nhiều tầng cầu thang ở Đường mòn Marang tại Núi Faber, hoặc đi một chuyến đạp xe xuyên ngày trên Đảo Pulau Ubin, sau nhiều năm có thói quen ít vận động.
Đây là một loại chấn thương do sử dụng quá sức (overuse injury) gây đau nhức ở vùng cẳng chân, do tình trạng cơ, mô xương, và gân bị vận động quá tải. Tuy nhiên, điều này được ghi nhận là có liên hệ chặt chẽ hơn đến các vận động viên thường xuyên trải qua chế độ luyện tập cường độ cao.
Tình trạng này xảy ra khi một khúc xương bị đảy ra khỏi hốc khớp. Đây không phải một loại chấn thương phổ biến, nhưng khi xảy ra có thể rất đau đớn và cần được chăm sóc y tế.
Chấn động não là một dạng chấn thương sọ não nhẹ ở mức độ vừa phải. Tình trạng này có thể xảy ra sau một cú va chạm lên đầu, hoặc chấn thương khiến đầu và não của bạn rá lên nhanh chóng. Loại chấn thương này có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, các vấn đề về thăng bằng, buồn nôn, và nhức đầu mãn tính.
Nếu bạn không may gặp phải bất kì chấn thương nào kể trên, đừng chần chừ mà hãy đi khám bác sĩ, thậm chí là một bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình ngay lập tức, vì điều trị và can thiệp sớm có thể giúp đảm bảo phục hồi nhanh hơn.
Hoạt động thường xuyên có thể vừa thú vị vừa an toàn, miễn là bạn thực hiện chúng đúng cách.
Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích:
Nếu bạn chưa từng tham gia bất kỳ hình thức tập luyện nào, tốt nhất bạn nên bắt đầu từ từ, cho phép cơ thể dần điều chỉnh để bắt nhịp với những chuyển động lạ lẫm, trước khi tăng cường độ luyện tập. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng xảy ra các chấn thương như căng cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động mới nào, đặc biệt là khi bạn đã mắc bệnh sẵn từ trước, hoặc có băn khoăn về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Hãy khởi động cơ thể trước bất kỳ hoạt động nào, vì làm điều này giúp bạn làm quen dần và thoát ra nhẹ nhàng khỏi mỗi buổi tập. Khởi động giúp chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng tập luyện, bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể để tăng thêm dòng chảy của máu đến các bộ phận cơ và cơ quan quan trọng. Khởi động cũng hỗ trợ cải thiện tầm hoạt động của các khớp, giảm nhức cơ, và tối thiểu hóa nguy cơ chấn thương.
Mỗi loại hình luyện tập khác nhau lại đòi hỏi những tư thế và dáng đứng khác biệt. Ví dụ, một cách để phòng ngừa các chấn thương khi chạy bộ là cố gắng hạ chân tiếp đất một cách nhẹ nhàng, để giảm thiểu lực tác động lên đầu gối và bàn chân. Hãy luôn tìm hiểu về cách vận động chuẩn mực trước khi bắt đầu luyện tập, đặc biệt là những bài tập mới.
Sử dụng thiết bị phù hợp cũng có nghĩa là an toàn hơn và thoải mái hơn. Một ví dụ là mang giày đi bộ hoặc giày chạy phù hợp - hãy chọn các loại giày được thiết kế dành riêng cho các hoạt động cụ thể này, và đảm bào chúng phải ôm chân. Một số người có các vấn đề sức khỏe nhất định, như vẹo xương (bone spur) hay bàn chân bẹt, có thể tìm thấy thoải mái hơn và nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ một đôi giày chỉnh hình.
Tập thể dục quá mức thực ra có thể gây ra tác dụng ngược, đặc biệt là khi cơ thể bạn không thể điều chỉnh kịp để thích nghi với cường độ hoạt động tăng lên quá nhanh.
Nếu bạn đang trong giai đoạn bắt đầu một bài tập luyện mới, hãy quan sát bản thân thật kỹ để đảm bảo rằng bạn đang không vượt quá giới hạn mà bạn nên làm. Điều này cũng áp dụng nếu bạn từng bị chấn thương - nếu bị đau, hãy đảm bảo rằng bạn đã lành hẳn trước khi bắt đầu luyện tập lại, thay vì tập luyện trong lúc đang chịu đau. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối nghi ngờ nào về vết thương, chẳng hạn như nó đã lành hay chưa, hoặc liệu có an toàn hay không khi quay lại một hoạt động nào đó sau khi bị bệnh hoặc chấn thương.
Duy trì trạng thái đủ nước rất quan trọng, dù bạn có đang tập luyện hay không. Điều này đặc biệt quan trọng với thời tiết oi bức của Singapore, nơi cơ thể chúng ta mất nước rất nhanh. Cơ bắp trở nên căng cứng khi chúng ta mất nước trong lúc thực hiện các hoạt động thể chất - điều này có thể làm gia tăng sự co rút của cơ bắp, từ đó gia tăng rủi ro xảy ra các chấn thương như bong gân. Luôn nhớ mang theo một chai nước bên mình mỗi khi ra ngoài hoạt động.
Nếu nghi ngờ mắc phải một chấn thương liên quan đến thể thao, đặc biệt là một chấn thương đã khiến bạn đau đớn trong một khoảng thời gian, hãy tham khảo ý kiến một bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để xin hướng dẫn. Nếu cảm thấy một cơn đau dữ dội, đột ngột xảy đến sau khi chơi thể thao hay tập luyện, xin vui lòng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.