Muối Ảnh Hưởng Đến Cơ Thể Bạn Như Thế Nào?

Nguồn: Shutterstock

Muối Ảnh Hưởng Đến Cơ Thể Bạn Như Thế Nào?

Cập nhật lần cuối: 20 Tháng Sáu 2022 | 2 phút - Thời gian đọc

Muối là một loại gia vị thực phẩm không thể thiếu, giúp món ăn có thêm hương vị mà chúng ta yêu thích. Nhưng bạn có biết rằng hầu hết chúng ta đang nạp vào cơ thể lượng muối nhiều hơn mức cần thiết? Cùng tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa muối và cơ thể chúng ta tại đây.

Muối là gì?

Natri clorua, thường được gọi là muối, được tạo thành từ 40% natri và 60% clorua theo trọng lượng. Vì thế, các thuật ngữ muối và natri thường được sử dụng để chỉ cùng một hợp chất.

Những khoáng chất này rất cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường; từ các chuyển động cơ bắp đến việc duy trì hệ thần kinh. Một lượng ít muối tự nhiên có sẵn trong hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn. Tuy nhiên, một lượng muối nhân tạo được thêm vào thực phẩm để tăng cường hương vị.

Rõ ràng là muối cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, nhưng bạn có biết rằng quá nhiều muối thực sự có hại cho chúng ta? Vậy, nhiều muối đến mức nào thì được coi là quá nhiều?

Lượng muối khuyến nghị

Lượng muối ăn khuyến nghị thay đổi ở mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống của họ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị không nên ăn quá 2.300 mg natri mỗi ngày, lý tưởng nhất là không quá 1.500 mg cho hầu hết người trưởng thành, đặc biệt là những người bị tăng huyết áp.

Tham khảo ý kiến từ một chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch bữa ăn được cá nhân hóa nhằm giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe của bạn.

Tác động của lượng muối dư thừa trong chế độ ăn.

Tác hại của việc ăn quá nhiều muối
Việc nạp quá nhiều natri có liên quan đến việc gia tăng huyết áp, có thể dẫn đến các biến chứng y tế khác bao gồm tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh tim mạch.

Bí quyết giảm muối

Nêm thức ăn bằng rau thơm

Nếu có thể, hãy luôn chọn thực phẩm tươi, nguyên chất và tự nấu ăn tại nhà. Ngoài ra,

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và ăn ở ngoài, nơi bạn không biết rõ có bao nhiêu muối được thêm vào
  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng nhiều gia vị. Tương ớt, nước tương và một số loại nước sốt salad có lượng muối cao đáng kinh ngạc.
  • Nếm thử thức ăn trước khi thêm muối. Bạn có thể thấy nó khá ngon rồi.
  • Nêm thức ăn bằng các loại thảo mộc và gia vị thay vì muối
  • Khi ăn ở ngoài, hãy yêu cầu ít nước thịt, tránh uống canh đi kèm món ăn vì có thể chứa nhiều muối.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Gặp bác sĩ
Nếu bạn duy trì chế độ ăn nhiều muối trong phần lớn cuộc đời, bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì hầu hết những người mắc bệnh tăng huyết áp không biết mình gặp phải tình trạng này do có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo. Đôi khi, tăng huyết áp chỉ được phát hiện khi các biến chứng xuất hiện, ví dụ như đột quỵ hoặc đau tim. Cách duy nhất để phát hiện bệnh tăng huyết áp là thông qua khám sức khỏe định kỳ.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, hãy đến Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất.

  • Đau đầu dữ dội
  • Mệt mỏi hoặc lú lẫn
  • Các vấn đề về thị lực
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Nhịp tim không đều
  • Tiểu ra máu
  • Tiếng đập thình thịch ở ngực, cổ hoặc tai
Suzanne R. S. (2018). Symptoms of High Blood Pressure. Retrieved on 7/01/2020 from https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-symptoms-high-blood-pressure

High Blood Pressure (2019). Retrieved on 7/01/2020 from https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/53/highbloodpressure

Whiteman, H. (2016). Salt could lead to weight gain by driving fatty food intake. Retrieved on 21/12/19 from https://www.medicalnewstoday.com/articles/307820.php#2
Bài viết liên quan
Xem tất cả