-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Thế giới dựa dẫm đáng kể vào công nghệ và các thiết bị điện tử với màn hình điện tử hiện nay đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày. Các nhà nghiên cứu trong một thời gian dài đã dấy lên mối quan ngại về tác động của sử dụng thiết bị điện tử với màn hình lên cả người lớn lẫn trẻ em, và không có gì lạ khi nhiều phụ huynh không chắc chắn về điều tốt nhất khi bàn đến việc sử dụng công nghệ của trẻ em. Mặc dù gần như bất khả thi đối với bất kỳ ai trong việc tránh hoàn toàn các thiết bị điện tử có màn hình, việc áp đặt một số giới hạn có thể là một ý tưởng tốt.
Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng nhân tạo và những hình ảnh nhấp nháy trên màn hình điện tử có thể kích thích quá mức một vùng nào đó trong não bộ của trẻ. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sau:
Sử dụng thiết bị điện tử với màn hình quá mức cũng có liên quan đến một sự suy giảm trong việc chơi đùa vận động, vốn là điều thiết yếu trong việc học hỏi và phát triển của trẻ. Khi trẻ ngồi trước một thiết bị điện tử với màn hình, trẻ có thể không có cơ hội luyện tập những kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết của bản thân như cách mà thiên nhiên đã hướng đến.
Các nghiên cứu so sánh các scan hình ảnh MRI của não bộ trẻ em đã cho thấy những điểm khác biệt giữa trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi video game hàng ngày, so với những trẻ không tiếp xúc với những loại thiết bị kể trên. Một nghiên cứu được xuất bản chỉ ra rằng chất trắng, hoạt động như các sợi dây nối nhiều phần khác nhau của não bộ, bị kém phát triển và lộn xộn hơn ở trẻ tuổi mầm non những trẻ có hơn một giờ sử dụng các thiết bị điện tử mỗi ngày. Trẻ có nhiều hơn các mức thời gian dùng thiết bị điện tử có màn hình cũng có điểm thấp hơn đáng kể trong các bài kiểm tra khả năng tư duy nhận thức và ngôn ngữ.
Các tác dụng phụ tương tự cũng có thể được nhận thấy ở người lớn, với việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử có màn hình ảnh hưởng đến thói quen lúc ngủ, các mối quan hệ, tâm trạng và sự khỏe mạnh của cơ thể.
Các hướng dẫn gần đây của WHO cho trẻ em dưới 5 tuổi được xây dựng trên sự kết hợp của việc giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử và gia tăng hoạt động thể chất.
Độ tuổi | Khuyến nghị về Thời Gian Sử Dụng Thiết Bị Điện Tử | Khuyến nghị về Hoạt Động |
---|---|---|
Dưới 1 tuổi | • Không hề có | • Hoạt động thể chất được đa dạng hóa mỗi ngày bao gồm chơi đùa tương tác hoặc ít nhất 30 phút tập nằm sấp cho những trẻ chưa biết vận động • Không nên bị giữ yên trong ghế ăn dặm trẻ em hoặc xe đẩy trong hơn một giờ mỗi lần trong một chuỗi thời gian. |
1 – 2 tuổi | • Không hề có dành cho trẻ một tuổi • Ít hơn một giờ dành cho trẻ hai tuổi |
• Hoạt động thể chất được đa dạng hóa mỗi ngày với nhiều cường độ khác nhau, trong ít nhất 180 phút xuyên suốt cả ngày • Không nên bị giữ yên trong ghế ăn dặm trẻ em hoặc xe đẩy trong hơn một giờ mỗi lần trong một chuỗi thời gian. |
3 – 4 tuổi | • Ít hơn một giờ dành cho trẻ hai tuổi | • Hoạt động thể chất được đa dạng hóa mỗi ngày với nhiều cường độ khác nhau, trong ít nhất 180 phút xuyên suốt cả ngày. • Không nên bị giữ yên trong ghế ăn dặm trẻ em hoặc xe đẩy trong hơn một giờ mỗi lần trong một chuỗi thời gian. |
Ở độ tuổi 5 và lớn hơn, thêm một chút thời gian sử dụng màn hình có thể được giới thiệu, nhưng vẫn nên giới hạn không quá một vài giờ tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Các bác sĩ thường xuyên gợi ý rằng càng ít thời gian sử dụng màn hình càng tốt, từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành.
Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử có thể là một thách thức nếu trẻ em quen với việc được tự do sử dụng thiết bị điện tử. Với trẻ nhỏ, việc áp đặt các hướng dẫn này và nuôi dưỡng các thói quen tốt về thời gian sử dụng thiết bị điện tử là điều dễ dàng hơn. Đối với trẻ lớn hơn, điều tốt nhất để làm là giải thích cho trẻ hiểu về tác động của sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài, và giới thiệu các hoạt động thay thế mà bạn biết rằng trẻ sẽ yêu thích.
Các bước bạn có thể thực hiện để giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ:
Có một số việc bạn có thể làm để giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ và cũng để giúp ngăn chặn trẻ tiếp xúc với nội dung không an toàn hoặc không phù hợp. Các chuyên gia khuyến nghị các bước như sau:
Khi trẻ lớn lên, giải thích rằng công nghệ có thể dùng cho mục đích tốt nhưng đồng thời cũng có những nguy hiểm đi kèm. Bạn nên có các cuộc trò chuyện phù hợp với độ tuổi về sự an toàn kỹ thuật số bao gồm:
Mặc dù việc sử dụng các thiết bị điện tử cuối cùng là không thể tránh được và có nhiều trò chơi kích thích tư duy có lợi cho sự phát triển của trẻ, có rất nhiều việc bạn có thể làm để đảm bảo trẻ có lối sống lành mạnh. Tập trung vào hoạt động thể chất, kích thích tinh thần và một chế độ ăn uống cân bằng.
Cho trẻ ăn một chế độ ăn uống tươi, hoàn toàn là thực phẩm tươi sống với nhiều thịt nạc, rau, trái cây, và các chất béo cùng carbs lành mạnh. Hạn chế hoặc cắt bỏ các thực phẩm đã qua chế biến và các loại nước soda và đảm bảo trẻ uống nhiều nước.
Giữ cho trẻ tập trung với các hoạt động để cải thiện các kỹ năng nhận thức. Luyện tập ngôn ngữ, đọc và viết đều là những hoạt động quan trọng cho trẻ lớn. Tập ghép hình và các trò chơi trí óc là một phương pháp thú vị để kích thích trẻ suy nghĩ. Trẻ nhỏ có thể chơi với các đồ chơi cơ bản như các khối gỗ đồ chơi và các đồ chơi rèn luyện kỹ năng nhận dạng hình thể.
Đi bộ, chạy bộ và chơi ngoài trời là những cách dễ dàng để con bạn tập đủ thể dục. Bạn cũng có thể đăng ký cho trẻ tham gia một lớp học thường xuyên như bơi lội, nhảy múa, karate hoặc bóng đá. Trẻ nhỏ cần nhiều thời gian chơi tự do trên sàn với đồ chơi để khuyến khích tính vận động và trẻ có thể phát triển kỹ năng phối hợp tay mắt.
Việc sử dụng các thiết bị điện tử hàng ngày và rủi ro của việc sử dụng thiết bị điện tử quá mức là vấn đề tương đối mới và các rủi ro dài hạn vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện có cho thấy vượt quá thời gian sử dụng thiết bị điện tử được khuyến nghị cho trẻ em có thể gây nên các rủi ro cho sức khỏe như béo phì và các vấn đề về hành vi về lâu dài.
Điều an toàn nhất cho bạn và con bạn là áp đặt các hạn chế và khuyến khích các việc sử dụng năng lượng khác tốt cho sức khỏe hơn. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về hành vi hoặc cách học hỏi của con bạn, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi khoa để xin lời khuyên.