Dr Tan Chyn Hong
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Tiến sĩ Tan Chyn Hong, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đang hành nghề tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, giải thích cách nhiều vấn đề về vai có thể được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.
Nhìn chung, các bệnh nhân trẻ thường có xu hướng bị những chấn thương thể thao gây ra bởi tình trạng trật khớp liên tục, trong khi những bệnh nhân lớn tuổi hơn thường có xu hướng bị viêm bao hoạt dịch dính khớp vai hay rách gân.
Với kỹ thuật mổ ống tối thiểu, bệnh nhân trải nghiệm ít cơn đau hơn, hồi phục nhanh hơn, và chỉ có những vết sẹo phẫu thuật nhỏ rất đẹp về mặt thẩm mỹ.
Viêm bao hoạt dịch dính khớp vai là một tình trạng khiến các mô liên kết quanh khớp vai co lại. Khớp vai lúc này sẽ trở nên cứng nhắc, dẫn đến khó khăn và đau đớn mỗi khi cử động. Bệnh nhân có thể cảm thấy cực kì bất lực với tình trạng này.
Nếu bạn có tình trạng đau hoặc cứng khớp vai, bạn sẽ gặp sự khó khăn khi tham gia các môn thể thao như bơi lội hoặc quần vợt đòi hỏi tầm vận động rộng của khớp vai. Một vài người thậm chí gặp khó khăn với những hoạt động đơn giản như ngủ, mặc quần áo và chải đầu.
Cô X là một người phụ nữ 50 tuổi gặp tôi trong keadaan than thở về tình trạng đau và cứng vai bên phải trong suốt 3 tháng qua.
Cô ấy đã cố gắng sống chung với sự đau đớn và cứng nhắc này nhưng "giọt nước tràn li" khi cô không thể tự mặc áo ngực vào được. Cô ấy không thể với tới phần cài phía sau lưng và vì vậy phải nhờ người giúp việc mặc hộ.
Viêm bao hoạt dịch dính khớp vai thường phát triển chậm, trải qua ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có thể kéo dài hàng tháng trời, và một vài người có thể cảm thấy cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
Trong giai đoạn đầu, bất kỳ cử động nào cũng sẽ gây đau và tầm vận động của khớp vai bị ảnh hưởng.
Trong giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy ít đau hơn. Tuy nhiên, độ cứng nhắc khớp vai sẽ nặng thêm, khiến việc cử động trở nên khó khăn hơn nhiều.
Đây là giai đoạn cuối, khi tầm hoạt động của vai bắt đầu cải thiện.
Tự bản thân nó, viêm bao hoạt dịch dính khớp vai có thể mất đến 2 năm mới tự khỏi.
Với phẫu thuật mổ ống xâm lấn tối thiểu, bệnh nhân sẽ trải nghiệm ít cơn đau hơn, hồi phục nhanh hơn và chỉ để lại những vết sẹo phẫu thuật nhỏ mà đẹp về mặt thẩm mỹ. Cuộc phẫu thuật bao gồm việc đưa một camera nhỏ vào bên trong khớp vai và cắt phần mô liên kết chặt vốn là thủ phạm gây ra đau đớn và cứng khớp.
Khớp vai là một nhóm các cơ và gân xung quanh khớp vai. Chúng có thể bị tổn thương thông qua chấn thương hoặc sử dụng quá nhiều. Mặc dù khả năng rách khớp vai sẽ gia tăng cùng độ tuổi, người trẻ cũng không phải hoàn toàn tránh được, đặc biệt nếu công việc họ làm đòi hỏi việc thường xuyên nâng cánh tay lên quá đầu, ví dụ như vẽ tranh.
Triệu chứng phổ biến bao gồm một cơn đau âm ỉ ở sâu bên trong vai gây khó khăn cho việc vươn ra sau lưng hoặc giơ tay lên để chải đầu. Triệu chứng này cũng có thể đi kèm cảm giác yếu sức ở cánh tay.
Vài người cảm thấy cơn đau này cản trở giấc ngủ của họ, giống như một trong các bệnh nhân của tôi đã từng trải qua.
Bác sĩ ơi, tôi không ngủ được. Tôi cứ tiếp tục bị đánh thức bởi cơn đau khủng khiếp ở vai bên trái.
Ông Y là một nam giới 60 tuổi bị rách gân ở vai bên trái. Ông ấy đã vô cùng khổ sở vì phải chịu đựng cơn đau kéo dài vào ban đêm. Ông sẽ giật mình tỉnh giấc bởi cơn đau nhói khi trở mình để ngủ nghiêng về phía bên trái.
Ông Y cực kì hoang mang khi siêu âm cho thấy tình trạng rách gân bởi vì ông không thể nhớ mình đã mắc phải bất kỳ chấn thương nào ở vai cả.
Tôi giải thích rằng đã có một chỗ gai xương trong vai ông, và nó sẽ cắt vào phần gân mỗi khi ông giơ cánh tay lên cao. Sự ma sát kéo dài cuối cùng đã khiến cho toàn bộ phần gân bị rách.
Đáng tiếc là, phần gân bị rách không thể tự lành lại. Tôi đã tiến hành phẫu thuật mổ ống cho ông, loại bỏ chỗ gai xương và khâu vá lại phần gân bị rách.
Phẫu thuật mổ ống để vá lại gân bị rách ở khớp vai, còn được biết đến với tên gọi phẫu thuật nội soi khớp, là một thủ thuật đòi hỏi vết rạch nhỏ để cho phép bác sĩ của bạn tiếp cận phần bị tổn thương. Bằng cách sử dụng các dụng cụ nhỏ, bác sĩ có thể gắn phần gân bị rách lại với xương.
Trong vài trường hợp, phẫu thuật hở thông thường có thể sẽ phù hợp hơn, hoặc bác sĩ có thể thay vì thế khuyến nghị phương pháp chuyển dịch gân nếu phần gân bị rách đã quá hư hại để có thể gắn lại được. Đối với những chấn thương nghiêm trọng, một số bệnh nhân có thể thay vào đó cần đến phẫu thuật thay khớp vai, trong đó khớp nhân tạo sẽ được cấy vào.
Vật lý trị liệu có thể giúp tăng sức mạnh cho các cơ khác xung quanh vai và có thể giúp giảm đau và cải thiện sức mạnh.
Trật khớp vai là tình trạng phần đầu trên cùng của xương cánh tay bị bung ra khỏi ổ khớp ở xương bả vai.
Trật khớp vai thường có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Trật khớp vai có thể khiến cho khớp vai trông như thể bị biến dạng hoặc lệch khỏi vị trí thông thường. Đây thường là kết quả của một lực tác động mạnh, và bệnh nhân bị trật khớp vai thường sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và không thể cử động vai. Tình trạng này thường đi kèm sưng tấy và tím bầm.
Học sinh Z, 17 tuổi, chơi cho đội bóng bầu dục của trường cậu. Khớp vai phải bị trật trong một pha ôm bóng. Pha chạm va chạm khiến phần đầu xương cánh tay của cậu bung khỏi ổ khớp vai.
Huấn luyện viên đã đẩy xương trở lại vào trong ổ khớp vai và Z cố gắng hoàn thành trận đó.
Tuy nhiên, khớp vai của cậu bắt đầu cho cảm giác "lỏng lẻo" và một lần nữa lại bị trật ra trong khi cậu tập xà đơn.
Hình chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy phần dây chằng mép ổ chảo (cấu trúc giữ ổn định khớp vai) bị rách. Khả năng Z tiếp tục tái diễn tình trạng trật khớp vai cao đến mức 90%.
Được sửa chữa lại phần mép ổ chảo bị rách qua phẫu thuật mổ ống có thể giảm rủi ro trật khớp vai xuống mức nhỏ hơn 10%, và bệnh nhân có thể quay trở lại các hoạt động thường ngày sau vài tháng.
Đặt xương cánh tay trở lại trong ổ khớp mà không cần phẫu thuật là một thủ tục được biết đến với tên gọi nắn chỉnh. Tuy nhiên, rủi ro khớp vai bị trật lại là rất cao, giống như trường hợp của Z.
Thông qua phẫu thuật mổ ống, chỉ đòi hỏi một vết rạch nhỏ, các phần dây chằng bị tổn thương hoặc gân bị rách bởi tình trạng trật khớp vai có thể được vá khâu lại. Điều này giúp giảm rủi ro chấn thương tái diễn.
Một khi bạn đã hồi phục sau phẫu thuật, với lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu, bạn có thể bắt đầu từ từ tập luyện cánh tay và khớp vai để làm dịu cơn đau và xây dựng sức mạnh.