Dr Lim Lian Arn
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Dù cho là vận động viên dày dạn kinh nghiệm hay một người mới tập bắt đầu một bài tập luyện mới, điều cuối cùng bạn muốn là bị hạ gục bởi một chấn thương.
Đó là điều Bác sĩ Lim Lian Arn hiểu rất rõ, sau khi trải qua rất nhiều chấn thương trong quá trình theo đuổi những bộ môn thể thao cường độ cao trong nhiều năm, từ rugby, cho đến chơi ván trượt tuyết, và gần đây nhất là chạy marathon. Giờ đây, vị bác sĩ phẫu thuật thể thao này vận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực chỉnh hình nhằm giúp bệnh nhân vượt qua chấn thương và quay trở lại sân đấu.
Tuy việc tham gia thể dục thể thao thường xuyên đem lại lợi ích sức khỏe, Bác sĩ Lim đưa ra lời cảnh báo rằng không phải mọi người tham gia đều nhận thức rõ về yêu cầu từ bộ môn thể thao mình đã chọn. Do đó, ông khuyến nghị những ai đang tập luyện thể thao nên giữ nhịp độ chậm chạp và cẩn thận, đặc biệt chú ý đến nguy cơ chấn thương tiềm ẩn.
Đây là 4 điều cần ghi nhớ:
Tránh chấn thương quy về chuẩn bị đầy đủ, đánh giá thường xuyên, và kiểm soát các chấn thương một cách kịp thời. Chuẩn bị đầy đủ nghĩa là đảm bảo cơ thể bạn có đủ nền tảng thể chất cần thiết trước khi bắt đầu luyện tập bộ môn thể thao. Ví dụ, nếu mới bắt đầu chạy marathon, bạn cần phải cải thiện sức khỏe tổng quát cũng như mức độ thể lực trước khi bắt đầu chạy đường dài. Bạn cũng nên trang bị cho bản thân kỹ thuật đúng và dụng cụ phù hợp, chẳng hạn một đôi giày chạy đúng kích cỡ và phù hợp với dáng chạy của bạn.
Đánh giá thường xuyên nghĩa là đảm bảo bạn tập luyện bộ môn thể thao của mình tương đối thường lệ, và giải quyết bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào ngay khi chúng xuất hiện. Với một người chạy bộ, điều này có thể nghĩa là thay đổi dáng chạy, tập luyện cho tính linh hoạt và độ chắc khỏe cho các cơ cốt lõi và cơ chi dưới, và tăng cường sự rắn rỏi cũng như sự dẻo dai khi cần thiết.
Nếu bị chấn thương trong quá trình luyện tập, đừng chủ quan cho rằng các cơn đau của bạn rồi sẽ tự lành. Thay vào đó, hãy kỷ luật bản thân đủ để gặp bác sĩ khi chấn thương không bớt sau một thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Có 2 dạng chính của chấn thương liên quan đến thể thao: chấn thương mãn tính – cơn đau dài hạn kéo dài hơn 12 tuần, xuất phát từ việc lạm dụng một bộ phận của cơ thể một cách lặp đi lặp lại theo thời gian, và chấn thương cấp tính – xuất hiện đột ngột, kéo dài ít hơn 12 tuần, và thường do chấn động gây ra, chẳng hạn như rạn xương hoặc rách cơ.
Ví dụ về chấn thương mãn tính bao gồm chứng “đầu gối vận động viên chạy bộ” thường được biết đến (sai lệch xương bánh chè), đầu gối vận động viên nhảy cao (viêm gân bánh chè), viêm xương khớp gối (sự hao mòn sụn đầu gối), chấn thương ống chân, hội chứng khuỷu tay quần vợt, cũng như gãy xương do áp lực.
Ví dụ về chấn thương cấp tính bao gồm bong gân mắt cá chân, rách dây chằng và sụn chêm ở đầu gối, và trật khớp hoặc gãy xương của chi trên hoặc chi dưới.
Chấn thương mãn tính có số lượng nhiều hơn chấn thương cấp tính trong hầu hết hoạt động thể thao. Nhưng vì chúng không gây tàn tật tức thì, chúng thường bị các vận động viên phớt lờ, và thường không được chăm sóc y tế thích hợp cho đến khi diễn biến thành vấn đề nghiêm trọng hơn.
Phần lớn các chấn thương thể thao có thể được kiểm soát với việc nghỉ ngơi và sử dụng thuốc kháng viêm. Trong trường hợp các chấn thương mãn tính do lạm dụng, bệnh nhân cũng cần được đánh giá để phát hiện các nguyên nhân tiềm ẩn: chẳng hạn như sai lệch chi hoặc sự chênh lệch độ dài chân, kỹ thuật hoặc thiết bị kém, hoặc đơn giản là hoạt động quá mức mà không được điều độ hợp lý.
Các chấn thương yêu cầu xử lý phẫu thuật thường là các chấn thương đau do tai nạn cấp tính. Các phẫu thuật phổ biến bao gồm phục hồi dây chằng chéo trước (thay thế dây chằng bị rách ở đầu gối bằng mô mới), phẫu thuật nội soi sụn chêm (sửa chữa sụn chêm, hoặc miếng sụn, có tác dụng giảm xóc cho các xương chân), và phục hồi chóp xoay vai (nối lại các gân bị rách vào xương cẳng tay trên).
Sau khi bị chấn thương, nhiều người say mê thể dục thể hình có thể muốn lành lại và đi vào hoạt động càng sớm càng tốt.
Ngay cả với những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học thể dục thể thao và phẫu thuật chỉnh hình, sự thật là không phải mọi phương thức điều trị đều có hiệu quả như nhau, hoặc sống đúng với mong đợi. Một ví dụ có thể nói đến là liệu pháp tế bào gốc thường được nhắc đến nhưng gây nhiều tranh cãi trong việc phục hồi mô mềm và sụn. Mặc dù nghe có vẻ đầy hứa hẹn trên lý thuyết, thực tế là các chấn thương nghiêm trọng ở khớp thường cần được chăm sóc liên tục và thậm chí phẫu thuật để có thể giải quyết triệt để. Hơn nữa, dữ liệu hiện tại về hiệu quả của việc tiêm tế bào gốc không cho thấy kết quả tốt một cách đồng đều trên toàn bộ bệnh nhân. Chỉ một số bệnh nhân với các tình trạng sức khỏe cụ thể đáp ứng tốt trước phương thức điều trị tế bào gốc.
Hãy nhớ rằng tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn cẩn thận trong lúc tập luyện. Mặc dù những phương thức điều trị hiệu quả dễ dàng tiếp cận hơn ngày nay, mục tiêu chính của bạn vẫn phải là tránh bị chấn thương ngay từ đầu.
Hãy chú tâm đến chính cơ thể của bạn. Luôn có hiểu biết về những rủi ro liên quan đến bộ môn thể thao. Và nếu bị một chấn thương cấp tính, hay nếu việc tập luyện khiến bạn cảm thấy nhức, đau, sưng hoặc thậm chí tê liệt nhè nhẹ, hãy nhớ đi khám bác sĩ chỉnh hình ngay lập tức.