GERD: Thực Phẩm Nên Ăn & Nên Tránh Khi Đau Dạ Dày

Nguồn: Shutterstock

GERD: Thực Phẩm Nên Ăn & Nên Tránh Khi Đau Dạ Dày

Cập nhật lần cuối: 24 Tháng Giêng 2022 | 5 phút - Thời gian đọc
Dr Chia Chung King

Bác sĩ nội tiêu hóa

Goh Mei Yan Natalie

Dietitian, Service Clinic

Yap Wei Ming Louis

Dietitian, Service Clinic

Một số loại thức ăn nhất định có thể gây ra đau dạ dày do các nguyên nhân chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Tìm hiểu các loại thực phẩm bạn nên ăn hoặc nên tránh nếu mắc phải GERD?

Với nhiều người, để duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu dưỡng chất thôi đã là không dễ, chưa tính đến trường hợp bị thêm các vấn đề về dạ dày. Điều gì sẽ xảy ra khi một số loại thức ăn nhất định gây ra trào ngược axit? Hoặc nếu bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật dạ dày có thể làm thay đổi cuộc sống, và bạn được khuyến cáo phải thay đổi hoàn toàn lối sống? Các loại thực phẩm nào bạn nên ăn hoặc nên tránh?

Nếu bạn lo ngại về sức khỏe tiêu hóa của mình, nên luôn trao đổi với bác sĩ.

GERD là gì?

Hình ảnh một người phụ nữ đang đau dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay trào ngược axit, là một tình trạng bệnh thông thường, ảnh hưởng đến cơ bắp nối liền ống dẫn thức ăn và dạ dày của bạn. Đôi khi, nó có thể do thoát vị khe gián đoạn - một hiện tượng một phần của dạ dày phình to lên, tiến vào ống dẫn thức ăn, khiến axit trong dạ dày trào ngược - tuy nhiên không phải tất cả trường hợp GERD đều do nguyên nhân này. GERD cũng là một nguyên nhân thực thể gây ra đau dạ dày.

Các triệu chứng của GERD bao gồm chứng ợ nóng và khó tiêu.

Thực phẩm nên ăn khi bạn mắc GERD

Nếu bạn muốn làm giảm các triệu chứng của GERD, chế độ ăn có vai trò quan trọng. Nhưng đừng lo lắng, không phải là chỉ cắt giảm các loại thức ăn - thực tế, ăn đúng loại thức ăn ít chất béo có thể giúp kiểm soát bệnh tình!

Để tránh mọi dạng đau dạ dày, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ ăn các loại thực phẩm nhẹ nhàng với dạ dày. Một số lựa chọn thực phẩm ít có khả năng gây viêm hoặc kích thích dạ dày bao gồm:

Rau củ

Đúng là chúng ta nên ăn các món rau xanh, nhưng điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị GERD. Hầu hết các loại rau củ đều chứa lượng chất béo thấp và không có nhiều đường, giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày và ngăn chặn cảm giác rát ngực. Chỉ cần nhớ chuẩn bị các loại rau củ này với ít dầu mỡ

Các loại rau củ nên thêm vào thực đơn nếu bạn bị GERD bao gồm:

  • Bông cải xanh (Broccoli)
  • Dưa chuột
  • Măng tây
  • Súp lơ
  • Các loại rau xanh
  • Khoai tây

Thịt nạc

Các loại thịt nhiều chất béo, như bò, heo cừu, nằm lại trong dạ dày lâu hơn và có thể góp phần gây ra cảm giác bỏng rát do lượng axit trào ngược. Hãy thử thay thế chúng bằng các loại thịt ít béo hơn, như thịt gà, thịt gà tây hoặc cá, và thay thế phương pháp chiên ngập dầu bằng cách đem nướng, chần hoặc xào với ít dầu hơn.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ăn quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Ăn những thực phẩm giàu chất xơ sẽ khiến bạn có cảm giác no, dẫn đến khả năng ăn quá nhiều giảm xuống.

Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, như yến mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên cám
  • Các loại củ, như khoai tây, cà rốt, củ cải trắng và củ cải vàng
  • Các loại rau xanh, như bông cải xanh, măng tây, các loại rau xanh và đậu

Thực phẩm nên tránh nếu bạn mắc GERD

Nhiều loại sản phẩm từ sữa khác nhau như sữa và pho mát

Việc tìm ra các "tác nhân kích hoạt" cần một chút thử nghiệm và thời gian. Bạn có thể phát hiện ra rằng bạn vẫn ổn khi ăn một số đồ ăn thường xuyên kích hoạt GERD, trong khi một số thực phẩm tưởng như vô hại khác có thể bất ngờ làm bùng phát các triệu chứng của bệnh. Điều tốt nhất bạn có thể làm là quan sát cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống tương ứng.

Những người mắc phải GERD cũng có khả năng niêm mạc thực quản bị tổn thương do chứng trào ngược axit. Trong trường hợp này, điều quan trọng là tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng tổ chức thực quản và gây ra tổn hại nặng hơn.

Nói chung, các đồ ăn có hàm lượng chất béo cao khiến bạn có nguy cơ cao bị trào ngược axit. Do vậy, cần cẩn trọng tránh các loại thức ăn này hoặc nên chỉ ăn hạn chế. Những đồ ăn này bao gồm:

  • Khoai tây chiên và hành tây tẩm bột chiên xù
  • Các sản phẩm bơ sữa nguyên kem, như bơ, sữa nguyên kem, phô mai nguyên cám và kem chua
  • Các miếng cắt lấy từ những phần nhiều chất béo từ thịt bò, thịt heo hoặc thịt cừu
  • Mỡ động vật, thịt chế biến, kể cả mỡ ba rọi, mỡ giăm bông và mỡ lợn
  • Món tráng miệng hoặc đồ ăn vặt được chiên, chẳng hạn như sô cô la, kem sữa và khoai tây chiên lát mỏng
  • Nước sốt kem, nước xốt thịt và các loại nước trộn salad có kem

Các thực phẩm khác cũng có khả năng kích hoạt các triệu chứng của GERD bao gồm:

  • Rượu bia và caffeine
  • Nước uống có gas
  • Cà chua và trái cây họ cam quýt
  • Bạc hà
  • Tỏi và hành tây
  • Thức ăn cay

Bên cạnh đó, thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định có thể giúp ích trong việc kiểm soát các triệu chứng của GERD. Những thay đổi này bao gồm:

  • Giảm cân và duy trì cân nặng bình thường
  • Tránh nhai kẹo cao su bạc hà hoặc kẹo cao su bạc hà cay
  • Bỏ hút thuốc
  • Ngồi thẳng hoặc đi bộ sau khi ăn, thay vì nằm xuống
  • Ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 3 - 4 tiếng
  • Tránh mặc quần áo bó sát
  • Tránh bỏ bữa sáng
  • Tránh ăn nhanh, ăn quá nhiều, hoặc ăn đồ nóng
  • Hạn chế ăn nhẹ vào đêm muộn

Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh khi bị rối loạn tiêu hóa

Hình ảnh một người đang viết nhật ký thực phẩm

Điều quan trọng nhất cần thực hiện với bất kỳ tình trạng rối loạn tiêu hóa nào là lắng nghe cơ thể của bạn. Những gì ảnh hưởng tiêu cực đến một người khác có thể không ảnh hưởng đến bạn theo cách như vậy, và ngược lại. Ghi chép nhật ký ăn uống có thể giúp bạn theo dõi các món "an toàn" và các loại thức ăn nên tránh để làm giảm chứng khó tiêu, đau dạ dày và các cảm giác khó chịu ngoài ý muốn.

Nếu bạn có các lo ngại sức khỏe cụ thể hoặc cần thêm tư vấn về dinh dưỡng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Dumping Syndrome. (n.d.). Retrieved April 19, 2018, from https://www.nostomachforcancer.org/about/life-without-a-stomach/special-concerns/dumping-syndrome

Dumping Syndrome: Causes, Foods, Treatments. (n.d.). Retrieved April 19, 2018, from https://www.webmd.com/digestive-disorders/dumping-syndrome-causes-foods-treatments#2

Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). (n.d). Retrieved April 19, 2018, from https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1#1

Higuera, V. & Madell, R. (2018, March 18). 7 Foods to Help Your Acid Reflux. Retrieved April 19, 2018, from https://www.healthline.com/health/gerd/diet-nutrition#helpful-foods

Krans, B. (2017, November 20). Gastrectomy. Retrieved April 19, 2018, from https://www.healthline.com/health/gastrectomy

McDermott, A. (2016, May 16). Will Eating Apples Help If You Have Acid Reflux? Retrieved April 19, 2018, from https://www.healthline.com/health/digestive-health/apples-and-acid-reflux

What Foods Should I Eat? (n.d.). Retrieved April 19, 2018, from https://www.nostomachforcancer.org/about/life-without-a-stomach/special-concerns/what-foods-should-i-eat

GERD Diet: Foods That Help with Acid Reflux (Heartburn). (n.d) Retrieved December 16, 2021, from https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/gerd-diet-foods-that-help-with-acid-reflux-heartburn

Foods to Help Your Acid Reflux. (2021, September 07) Retrieved December 16, 2021, from https://www.healthline.com/health/gerd/diet-nutrition

Dietary and Lifestyle Factors Related to Gastroesophageal Reflux Disease: A Systemic Review. PMID 33883899 (2021, April 15). Retrieved June 23, 2022, from https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33883899/
Bài viết liên quan
Xem tất cả