Dr Lim Yi-Jia
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Viêm gân là tình trạng khiến gân của bạn - những bó cơ dày kết nối cơ bắp với xương - trở nên sưng viêm. Điều này gây nên cơn đau nhức và nhạy cảm, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động khớp bị ảnh hưởng.
Bạn có thể bị viêm gân ở bất kỳ phần gân nào, nhưng phổ biến nhất là ở vai, đầu gối, khuỷu tay, gót chân, và cổ tay. Những ví dụ bao gồm viêm gân Achilles, viêm gân cơ gấp cổ tay quay (Tennis Elbow), viêm gân cơ duỗi cánh tay (Golfer's Elbow), hoặc hội chứng viêm khớp vành vai (Pitcher's Shoulder).
Gân của bạn có thể bị viêm do chấn thương trong tai nạn, hoặc do việc vận động quá nhiều và lặp đi lặp lại các động tác nhất định trong khi chơi thể thao.
Những nguyên nhân khác bao gồm:
Bạn sẽ cảm thấy một cơn đau âm ỉ xung quanh khớp xương, đau hơn mỗi khi cử động. Sẽ rất đau nếu ai đó chạm vào phần khớp này. Bạn cũng có thể cảm nhận một số triệu chứng co cứng và sưng tấy.
Hãy thử điều trị bằng cách chườm đá trong vài ngày. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy đến bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác.
Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực bạn thấy đau và kiểm tra độ nhạy cảm cũng như tầm vận động. Hãy chắc chắn cho bác sĩ biết những môn thể thao hay hoạt động bạn tham gia, cùng với tiền sử bệnh lý của bạn. Nếu bác sĩ không thể chuẩn đoán chính xác sau kiểm tra sức khỏe, bạn có thể sẽ được yêu cầu chụp x-quang, siêu âm, hoặc quét MRI.
Nếu bạn nhanh chóng hành động, nghỉ ngơi, chườm đá, và uống thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể là tất cả những gì bạn cần.
Tuy nhiên, nếu những triệu chứng kéo dài, bạn có thể được cho toa thuốc mỡ kháng viêm để bôi ngoài, loại thuốc này cũng sẽ giúp làm giảm cơn đau.
Bác sĩ cũng có thể tiêm cho bạn một liều thuốc corticosteroid quanh chỗ gân bị viêm để giảm viêm tức thì, mặc dù đây chỉ là biện pháp tạm thời do việc chích thuốc lặp đi lặp lại sẽ làm yếu gân, gia tăng nguy cơ chấn thương sau này. Không phải trường hợp viêm gân nào cũng phù hợp để tiêm corticosteroid.
Nếu trường hợp của bạn đã trở thành mãn tính, bác sĩ có thể khuyến nghị một phương pháp điều trị vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng cũng đã cho thấy sự hứa hẹn - liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Bác sĩ sẽ lấy một ít mẫu máu của bạn và cho vào máy li tâm để tách phần tiểu cầu, sau đó bơm lại hỗn hợp vào chỗ gân bị viêm của bạn.
Bạn có thể được hướng dẫn tập những bài tập cụ thể được thiết kế để giãn và tăng cường sức mạnh cho gân và cơ bắp trong liệu pháp điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, nếu phương pháp này và thuốc men không mang đến hiệu quả, phẫu thuật là lựa chọn tiếp theo và cũng là cuối cùng của bạn.
Điều trị siêu âm hoặc sóng xung kích tần số ngoài cơ thể: Bác sĩ phẫu thuật hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ sử dụng một thiết bị để hỗ trợ loại bỏ mô sẹo hoặc kiểm soát cơn đau phát sinh từ mô gân bằng cách sử dụng sóng siêu âm hoặc sóng xung kích.
Nội soi khớp xương: Trong những trường hợp nặng, bác sĩ có thể khuyến nghị nội soi khớp xương, một quy trình có thể được tiến hành trên bất kỳ khớp xương nào, cho phép bác sĩ phẫu thuật đưa ống soi kèm camera vào phần khớp bị ảnh hưởng trong khi bạn được gây mê một phần hoặc toàn thân. Phương pháp này sẽ cho phép bác sĩ kiểm tra chấn thương kỹ càng hơn và quyết định liệu có thể thực hiện sửa chữa ngay tại chỗ hay cần phẫu thuật hở để chữa lành.
Nếu bạn lo ngại rằng mình có thể bị viêm gân hoặc những bệnh lý khác liên quan đến xương, hãy đặt một cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình.