Dr Low Eu Hong
Bác sĩ nhi khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhi khoa
Đối với một em bé, cuộc phiêu lưu mới chờ đợi bé mỗi ngày. Và như mọi cuộc thám hiểm hoành tráng khác, tai nạn có thể, và thường xảy ra thật. Sự hiếu kỳ vô hạn của bé về thế giới xung quanh, kết hợp với nhu cầu vận động không ngừng, là những điều bạn không thể kiểm soát.
Trẻ em thường bị sưng hoặc va đập đầu, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi vừa mới bắt đầu bò (crawl) hoặc tập đi. May thay, 90% chấn thương đầu ở trẻ em được xem là chấn thương nhẹ và có thể được xử lý bằng các biện pháp điều trị tại nhà. Dưới đây là một số bước đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện để tăng độ an toàn, tránh bị ngã, và giảm thiểu tổn thương khi tai nạn xảy ra.
Nếu bé nhà bạn bị một vết thương hở rõ ràng ở đầu, hoặc bị bất tỉnh, đương nhiên bạn nên tìm đến dịch vụ y tế ngay lập tức. Nhưng nếu không có dấu hiệu tổn thương nào về mặt thể chất, mọi chuyện sẽ trở nên khó xác định hơn một chút. Trong những trường hợp như thế, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây trong vòng một tuần sau cú ngã.
Con bạn:
Bạn cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy hiện tượng phồng mềm ở thóp đầu bé, hoặc thói quen ngủ của bé thay đổi trong vòng một tuần sau khi bị ngã.
Trẻ sơ sinh dễ bị ngã và va đập hơn do đầu chúng thường lớn hơn một cách tương đối so với cơ thể, làm cho chúng dễ mất thăng bằng.
Ngoài ra, bởi vì sức khỏe thể chất và các kỹ năng của bé vẫn đang phát triển, bé thường thiếu ổn định và không phối hợp tốt được các động tác.
Vài tình huống thường gặp mà trẻ sơ sinh có thể bị va đập vào đầu bao gồm:
Có nhiều dạng chấn thương đầu mà bé có thể gặp phải khi bị ngã.
Chấn thương đầu nhẹ là những ca chấn thương không liên quan đến tình trạng gãy xương sọ hoặc tổn thương não.
Sau một cú va đập nhẹ vào đầu, việc đầu tiên thường diễn ra là bé sẽ khóc. Sau khi khóc, bé có thể trầm tính hơn hoặc khép mình hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài tới 30 phút.
Vùng da nơi bị va đập cũng có xác suất chuyển sang màu đỏ ngay tức thì. Vết thương có thể chảy máu từ một vết cắt hoặc xây xát. Sử dụng lực ấn nhẹ có thể giúp ngưng chảy máu. Sự chăm sóc y tế có thể sẽ cần thiết nếu máu không ngừng chảy hoặc khi bé bắt đầu trông nhợt nhạt và yếu ớt.
Trong vài phút hoặc vài giờ, bạn có thể thấy một vết sưng phồng hình "trứng ngỗng" bắt đầu nổi lên ở nơi bị va đập. Không cần lo lắng về điều này miễn là bé vẫn năng động và tỉnh táo. Trẻ có thể trải qua hiện tượng đau đầu và khó chịu, biểu hiện qua triệu chứng quấy khóc hoặc khó ngủ.
Chấn thương đầu từ mức trung bình đến mức nặng là những tổn thương liên quan đến não bộ. Bao gồm:
Chấn động não (concussions) là dạng phổ biến nhất và cũng là dạng nhẹ nhất trong các chấn thương não do sang chấn. Dấu hiệu của chấn động não gồm có:
Trong trường hợp cực kỳ hiếm gặp, chấn thương đầu nghiêm trọng có thể liên quan đến tình trạng gãy xương sọ, tạo ra áp lực lên não. Việc này cũng có thể gây ra tình trạng sưng, bầm tím, hoặc chảy máu xung quanh hoặc bên trong não. Trong những trường hợp này, sự chăm sóc y tế cấp cứu là điều cần thiết để hạn chế khả năng tổn thương não bộ về lâu về dài.
Mặc dù thật khó cho các bậc phụ huynh để không nghĩ quá nhiều về chấn thương như vậy, không phải cú ngã nào cũng thuộc trường hợp nguy cấp. Đây là các bước bạn có thể thực hiện nếu bé không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào đòi hỏi sự chăm sóc y tế cấp cứu:
Giữ cho bé an toàn tránh khỏi các cú ngã đòi hỏi nhiều thứ hơn là vận may đơn thuần. Dưới đây là một vài bước bạn có thể thực hiện để tăng cường độ an toàn, đề phòng bé bị ngã, và đồng thời giảm thiểu khả năng chấn thương cả trong nhà và ngoài trời.
Trong nhà:
Ngoài trời:
Thật khó để đưa ra một quyết định đúng đắn và hợp lý trong tích tắc khi bạn lần đầu tiên chứng kiến bé nhà ngã mạnh. (Dù chứng kiến bé té ngã nhiều lần đi nữa cũng vẫn không dễ dàng hơn đâu). Nếu bạn từng rơi vào tình trạng ngờ vực, tốt nhất vẫn nên đưa bé đến Trung tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) để được chẩn đoán rõ ràng hơn.
Trong trường hợp cấp cứu y tế tại Singapore, bạn cũng có thể gọi +65 6473 2222 để nhờ xe cứu thương, chở bạn tới bệnh viện gần nhất hoặc một bệnh viện do bạn lựa chọn. Tìm hiểu thêm về dịch vụ Cấp cứu Parkway.