Dr Tan Sok Chuen
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Thoái hóa khớp (osteoarthritis) là bệnh lý xảy ra khi lớp sụn bảo vệ ở đầu xương bị thoái hoá theo thời gian. Danh tiếng là bệnh lý khớp mãn tính phổ biến nhất của bệnh này góp phần tạo nên vô số huyền thoại bao bọc căn bệnh. Ở đây, chúng tôi sẽ bóc mẽ 5 quan niệm sai lầm phổ biến về loại bệnh khớp thoái hóa gây đau nhức này.
Chondroitin và glucosamine xuất hiện tự nhiên trong sụn khỏe mạnh, nên không bất ngờ khi các hợp chất được sản xuất trong phòng thí nghiệm này được sử dụng dưới dạng sunfat như một loại thực phẩm chức năng để điều trị thoái hóa khớp. Mặc dù một số nghiên cứu đã cho thấy chúng có thể giúp giảm đau ở mức độ vừa phải cho một số bệnh nhân mắc bệnh khớp thoái hóa, thực phẩm chức năng chắc chắn không phải là "thần dược" chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp. Một nghiên cứu năm 2010 về những người bị đau lưng dưới mãn tính liên quan đến thoái hóa khớp, được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ xác nhận glucosamine chỉ giúp giảm đau bằng với dược chất giả (placebo). Hơn nữa, Hiệp hội Nghiên cứu Thoái hóa Khớp Quốc tế (OARSI) và Viên Nghiên cứu Sức khỏe và Chăm sóc Xuất sắc Quốc gia Hoa Kỳ (NICE) vào năm 2017 đã đưa ra tuyên bố về sự thiếu hụt bằng chứng cho thấy glucosamine có thể chữa khỏi sự thoái hóa sụn khớp. Cho dù vậy, các nhà khoa học vẫn khuyên rằng những bệnh nhân cảm thấy mức độ bệnh được cải thiện – dù là giả dược hay sự thật – sau khi tiêu thụ các thực phẩm chức năng này thì nên tiếp tục dùng.
Một số nghiên cứu đã phát hiện tỉ lệ mắc thoái hóa khớp ở người hút thuốc thấp hơn người không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do yếu tố chưa được biết đến nào đó, liên quan đến nicotine hay do thực tế là những người hút thuốc thường có số BMI thấp hơn không hút. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng hầu hết các nghiên cứu chứng minh điều ngược lại. Hai nghiên cứu vào năm 2007 và 2009 của người hút thuốc nam giới được công bố lần lượt trên Annals of the Rheumatic Disease (Biên niên sử về bệnh thấp khớp) và Rheumatology (Nghiên cứu bệnh thấp khớp) cho thấy những người nghiện thuốc có nguy cơ mất sụn khớp cao gấp đôi những người không hút thuốc lá. Hơn nữa, ngay cả khi hút thuốc lá có thể ngăn ngừa thoái hóa khớp một cách kín đáo, thì với những tác hại nguy hiểm của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, không một bác sĩ nào sẽ khuyến nghị việc này như một hình thức điều trị bệnh lý!
Trái ngược với suy nghĩ thông thường, nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng chạy bộ không gây ra cũng không làm trầm trọng căn bệnh xương thoái hóa. Thật sự, các chuyên gia y tế khuyến nghị những người bị thoái hóa khớp nên duy trì hoạt động càng nhiều càng tốt vì việc tập thể dục – bao gồm chạy thể thao – giúp duy trì cân nặng hợp lý, thúc đẩy sự linh hoạt của khớp và tăng phạm vi vận động, cũng như giúp cơ bắp xung quanh khớp trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó bảo vệ, ngăn ngừa viêm khớp thay vì gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc thoái hóa khớp cấp tính, hãy cân nhắc bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ và đạp xe, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu.
Dù có thể gây khó chịu cho một số người, động tác bẻ khớp ngón tay hoặc thỉnh thoảng nghe tiếng lách cách từ đầu gối – mà không đi kèm với bất kì cơn đau nhức nào – là vô hại và không gây ra viêm khớp. Tiếng lách cách không đau của khớp phát ra là do bọt khí nitơ bị kẹt trong dịch hoạt nang (synovial fluid) của khớp vỡ ra khi bạn tác động lực nhẹ. Tiếng lách cách tương tự cũng có thể xảy ra khi gân búng vào các mô khác trong quá trình trượt đi trượt lại. Tuy nhiên, nếu động tác bẻ khớp kèm theo cơn đau, nhất định phải đi khám bác sĩ để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong khớp xương, như các vấn đề về sụn, dây chằng tổn thương, viêm túi hoạt dịch (viêm túi chứa dịch giữa các mô), hay viêm gân. Dẫu vậy, tốt nhất vẫn là từ bỏ thói quen bẻ khớp vì báo cáo của Trường Đại học Y Harvard cho thấy hành động này có thể làm cho lực nắm giảm đi.
Thật khó để chống lại ảnh hưởng của thời gian lên cơ thể. Nhưng may mắn thay, đây không phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa. Một nghiên cứu được công bố trong Best Practice and Research: Clinical Rheumatology (Thực hành tốt nhất và Nghiên cứu: Phong thấp học lâm sàng) nhấn mạnh rằng mặc dù có tuổi gây ra những thay đổi trong hệ thống cơ xương làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, các yếu tố nguy cơ khác như chấn thương đã có từ trước, béo phì, yếu tố di truyền, và đặc điểm giải phẫu tự nhiên ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của khớp đóng vai trò lớn hơn trong việc gây ra bệnh khớp thoái hóa. Nói cách khác, duy trì lối sống năng động và chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để ngăn chặn căn bệnh thoái hóa khớp này khi bạn về già.