Dr Lim Chin Chin Vivien
Bác sĩ nội tiết
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiết
Tại Singapore, 1 trong số 9 người mắc bệnh tiểu đường. Về nhóm đối tượng 60 – 69 tuổi, con số này tăng thành 1 trong số 3 người. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đã gia tăng qua các năm, song song với tình trạng béo phì. Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc bệnh tiểu đường, hãy luôn luôn trao đổi cùng một bác sĩ.
Bệnh tiểu đường chính xác là gì và làm thế nào để có thể quản lý nó?
Bệnh tiểu đường là một tình trạng trong đó một lượng dư thừa đường, được biết đến với cái tên glucose, có mặt trong máu. Lượng đường dư thừa này dẫn đến sự gia tăng rủi ro mắc các tổn thương ở các cơ quan khác nhau như:
Vấn đề cốt lõi nằm ở một sự thiếu hụt insulin. Sự thiếu hụt này có thể là tương đối hoặc tuyệt đối. Insulin là hormone điều chỉnh số phận của glucose và được sản sinh bởi tuyến tụy, một tuyến dạng lá cây nằm ở khu vực gần dạ dày. Glucose là nhiên liệu giữ cho cơ thể và các tế bào có thể hoạt động được. Insulin là hormone đóng vai trò chiếc chìa khóa mở cửa cho phép glucose đi vào các tế bào và được sử dụng như nhiên liệu.
Ở bệnh tiểu đường loại 1 (Type 1 diabetes), bệnh nhân không có insulin. Họ mắc phải tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối. Insulin cần phải bổ sung vào cơ thể để họ có thể sống sót.
Ở bệnh tiểu đường loại 2 (Type 2 diabetes), vấn đề nằm ở sự kháng insulin. Với việc béo phì gia tăng, có một sự gia tăng tương ứng trong việc kháng insulin. Sự gia tăng kháng cự này làm insulin kém hiệu quả hơn và do đó có thuật ngữ gọi là kháng insulin tương đối. Ở các giai đoạn đầu bệnh tiểu đường loại 2, thuốc dùng đường uống có thể được sử dụng để đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên, theo thời gian và bệnh tiếp tục diễn tiến, tuyến tụy có thể không sản sinh ra được nhiều insulin nữa và bệnh nhân có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối, khi đó insulin cần phải được bổ sung để duy trì sự kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Việc biết cách thức chẩn đoán bệnh tiểu đường là quan trọng. Một Cuộc Khảo Sát Sức khỏe Quốc gia được tiến hành vào năm 2010 cho thấy khoảng 50% các bệnh nhân tiểu đường tại Singapore không hề biết họ đã mắc bệnh.
Một chẩn đoán về bệnh tiểu đường được đưa ra nếu:
Quản lý bệnh tiểu đường nên vừa toàn diện vừa được tùy chỉnh cho phù hợp từng bệnh nhân cụ thể. Không có một phương án quản lý nào phù hợp với tất cả mọi người.
Toàn diện
Để quản lý được bệnh tiểu đường là quản lý tất cả các hậu quả có thể phát sinh từ bệnh tiểu đường, không chỉ đơn thuần là các mức glucose.
Có các xét nghiệm sàng lọc dễ dàng cho phép chúng ta phát hiện được liệu các cơ quan dễ bị tổn thương ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có đang bị ảnh hưởng hay không. Những xét nghiệm này nên được thực hiện thường xuyên.
Tùy chỉnh
Có hàng triệu người đang phải chịu đựng bệnh tiểu đường và không có ai trong số họ giống hệt nhau. Bệnh tình của họ là một sự tổng hợp của cả gen và môi trường, mà trong trường hợp này chính là sự kháng insulin phát sinh từ béo phì.
Tùy thuộc vào các hoàn cảnh của bệnh nhân và các loại bệnh khác nhau mà bệnh nhân có thể đang mắc phải, sự tùy chỉnh phải được thực hiện cho sự kiểm soát bệnh tiểu đường tổng thể dài hạn (được đo lường bằng chỉ số Hba1c), và những loại thuốc sẽ phù hợp nhất với từng bệnh nhân cụ thể.
Với sự tiến bộ của công nghệ, ngày càng có nhiều loại thuốc được phát hiện để hoạt động trên các lĩnh vực bổ trợ của bệnh tiểu đường. Ngoài việc kiểm soát lượng đường, chúng cũng có thể có các lợi ích bổ sung khác như bảo tồn chức năng của tuyến tụy cũng như giảm cân.
Do đó, việc khởi động các loại thuốc và loại thuốc nào cần dùng nên được thảo luận giữa bác sĩ và bệnh nhân để lựa chọn ra loại phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Đối với việc quản lý các bệnh mãn tính, thuốc men nên đi đôi với dinh dưỡng đúng cách. Vì cơ thể không thể sử dụng carbohydrate một cách hiệu quả, giảm thiểu lượng carbohydrate trong chế độ ăn về khoảng 50% lượng dinh dưỡng hằng ngày tổng thể sẽ là một việc có ích.
Nếu bạn cần thêm lời khuyên về cách thức điều trị và quản lý bệnh tiểu đường, hãy trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa.