-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Có rất nhiều điều đáng yêu khi trở thành cha mẹ, nhưng nhìn con cái chịu đau đớn chắc chắn không phải một trong số đó. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một số tình trạng khó chịu có thể gây khó chịu và đau đớn cho con bạn.
UTI khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là bé gái, tuy nhiên các dấu hiệu của bệnh lại khá khó nhận biết. Điều quan trọng là phải đưa trẻ đi điều trị vì UTI có thể trở thành bệnh nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn.
UTI là bệnh nhiễm vi khuẩn ở đường tiết niệu. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, ví dụ như: ống niệu quản, bàng quang, niệu đạo và thận.
Viêm nhiễm phần dưới của đường tiết niệu (niệu đạo và bàng quang) phổ biến hơn, và được biết đến với tên gọi viêm bàng quang. Khi viêm nhiễm đi từ bàng quang đến thận, tình trạng được gọi là viêm bể cầu thận.
Phát hiện UTI ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có thể gặp khó khăn, vì thường các bé không thể diễn tả tình trạng của mình. Con bạn có thể sẽ sốt, tiêu chảy, trở nên biếng ăn và cáu bẳn.
Nếu bạn phát hiện trẻ có triệu chứng UTI, hãy đưa bé đến bác sí ngay lập tức.
Bác sĩ sẽ có các bước khảo sát, chuẩn đoán như sau:
UTI thường do vi khuẩn gây ra, phổ biến nhất là E. Coli (vi khuẩn chịu trách nhiệm gây rối loạn tiêu hóa).
Mặc dù vi khuẩn thường không được tìm thấy trong nước tiểu, chúng có thể xâm nhập vào đường tiết niệu từ vùng da xung quanh hậu môn, dương vật hoặc âm đạo. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn có thể nhân lên và gây nhiễm trùng.
Một số yếu tố có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hoặc tồn tại trong đường tiết niệu của con bạn. Các yếu tố sau đây có thể khiến con bạn có nguy cơ mắc UTI cao hơn:
Trẻ em gái dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn trẻ em trai vì niệu đạo của bé gái ngắn hơn và gần hậu môn hơn. Điều này giúp vi khuẩn từ ruột dễ dàng xâm nhập vào bàng quang hơn.
Táo bón, uống không đủ nước và vệ sinh tã kém cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc UTI.
Kháng sinh đóng vai trò chính trong điều trị UTI ở trẻ em. Loại kháng sinh và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng liệu trình kháng sinh được kê đơn đã loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng vì UTI được điều trị không hoàn toàn có thể quay trở lại hoặc lây lan. Vì vậy, sau vài ngày dùng kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu lại để xác nhận nhiễm trùng đã khỏi.
Ngoài kháng sinh do bác sĩ kê đơn, bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Một túi chườm ấm hoặc thuốc cũng có thể được sử dụng để giảm đau.
Trẻ nên được khuyến khích đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu vì nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, khuyến khích con bạn làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu.
Điều quan trọng nữa là dạy trẻ những thói quen vệ sinh tốt. Trẻ em gái nên được dạy cách lau từ trước ra sau để tránh vi trùng lây lan từ trực tràng sang niệu đạo. Ở trẻ sơ sinh, thay tã thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tránh tắm bồn có bọt và xà phòng thơm cho trẻ em gái vì có thể gây kích ứng. Ngoài ra, bé gái nên mặc đồ lót bằng vải cotton vì ít có khả năng khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn.
Nếu không được điều trị, UTI có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, như áp xe thận, giảm chức năng thận, sưng thận (thận ứ nước) hoặc thậm chí suy thận. Những trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nặng có thể gây nhiễm trùng huyết, dẫn đến suy nội tạng và thậm chí tử vong.
Các dấu hiệu ban đầu của UTI ở trẻ em có thể dễ bị bỏ qua. Trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc mô tả tình trạng của mình. tham khảo ý kiến bác sĩ Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu con bạn bị sốt không rõ nguyên nhân mà không bị sổ mũi hoặc nguyên nhân rõ ràng khác, đặc biệt nếu sốt kèm theo đau khi đi tiểu. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.