Y Học Thể Thao Là Gì?

Nguồn: Shutterstock

Y Học Thể Thao Là Gì?

Cập nhật lần cuối: 08 Tháng Tư 2021 | 4 phút - Thời gian đọc

Mặc dù trọng tâm truyền thống là các vận động viên, y học thể thao thực sự có thể được sử dụng để điều trị cho bất kỳ ai.

Y Học Thể Thao là một nhánh của y học sử dụng luyện tập thể dục và thể thao để điều trị các vấn đề y tế và các bệnh về thể chất cũng như tinh thần.

Các tình trạng có thể được điều trị và quản lý bởi y học thể thao bao gồm:

  • viêm xương khớp
  • đau lưng
  • các vấn đề về khớp và cơ bắp
  • các vấn đề về tinh thần và căng thẳng như lo âu, cao huyết áp, và trầm cảm
  • các tình trạng chuyển hóa như tiểu đường, béo phì và cholesterol cao

Các Dạng Chấn Thương Thể Thao

Các chấn thương thể thao khác nhau tạo ra các triệu chứng và biến chứng khác nhau. Các loại chấn thương thể thao thường gặp nhất bao gồm:

  • Bong gân, thường gây ra bởi việc kéo giãn quá mức hoặc rách dây chằng kết nối hai xương với nhau tại một khớp xương
  • Căng cơ, gây ra bởi việc kéo giãn quá mức hoặc rách cơ bắp hoặc gân, một dạng dây mô dày, kết cấu sợi nối xương với cơ bắp
  • Chấn thương đầu gối, có thể bao gồm từ việc giãn cơ quá mức đến rách cơ hoặc mô tại đầu gối, hoặc bất kỳ hình thức chấn động nào gây ra đau nhức hoặc khó khăn trong di chuyển đầu gối
  • Cơ bắp sưng lên, thường là hệ quả của chấn thương, gây ra đau nhức hoặc yếu cơ
  • Rách gân Achilles, để lại hệ quả đau buốt đột ngột và khó khăn trong việc đi bộ. Gân này là đoạn gân to lớn và khỏe nhất trong cơ thể hỗ trợ cho các động tác đi bộ, chạy, và nhảy
  • Gẫy xương, là tình trạng vỡ xương có thể là hệ quả của việc ngã hoặc va đập mạnh trong các môn thể thao vận động
  • Trật khớp, có nghĩa là một đoạn xương đã bị đẩy văng ra khỏi hốc xương và cần được đặt về đúng vị trí. Thủ tục này được biết đến với cái tên là nắn chỉnh.
  • Chấn thương quai xoay có thể do việc sử dụng quá mức các cơ bắp và gân xung quanh khớp vai. Chấn thương ở quai xoay khiến cho một số hoạt động trở nên khó khăn hơn như với tay ra đằng sau hoặc vươn tay lên phía trên đầu

Y Học Thể Thao Dùng Để Làm Gì?

Không Chỉ Dành Cho Các Vận Động Viên

Ngược lại với quan điểm đại chúng, y học thể thao không chỉ được dùng để điều trị cho các vận động viên; mà dành cho tất cả mọi người. Bên cạnh những lợi ích rõ ràng của việc tập thể dục như cải thiện sức mạnh, có trái tim khỏe mạnh hơn và tuần hoàn máu tốt hơn, việc tập thể dục còn hỗ trợ bảo vệ não, tăng cường chức năng giao tiếp xã hội và thúc đẩy tâm trạng và tinh thần tốt hơn. Việc tập thể dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển khả năng vận động và phối hợp ở trẻ em và thiết yếu trong việc ngăn ngừa suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi.

Cơ thể chúng ta được thiết kế để vận động. Phần lớn các loại bệnh tiến triển nhanh đã được phát hiện nếu cơ thể ít vận động và tập thể dục. Sự vận động cung cấp kích thích cơ học hỗ trợ việc duy trì cho toàn bộ các quá trình sinh lý trong cơ thể làm việc ở trạng thái tối ưu.

Khi Nào Thì Cần Đến Y Học Thể Thao?

Bệnh nhân tìm kiếm sự điều trị của bác sĩ thể thao vì vô số các lý do, bao gồm các vấn đề về cơ bắp và khớp, nâng cao thể lực, và các phương án phục hồi.

Ngoài việc điều trị cơ xương khớp và phục hồi chức năng, các phương pháp điều trị có thể bao gồm làm việc thông qua các chương trình phục hồi chức năng tim mạch cùng với bác sĩ tim mạch, chương trình loãng xương và kiểm soát cân nặng cùng với bác sĩ nội tiết, và đối với người cao tuổi, các chương trình ngăn ngừa ngã và suy nhược cơ thể cùng với bác sĩ lão khoa.

Nhiều tình trạng trong số này đòi hỏi chế độ tập thể dục, ăn kiêng, và quản lý lối sống được thiết kế riêng cho bệnh nhân.

Ăn uống lành mạnh hơn, tăng cường thể lực, và vận động tốt hơn, tất cả đều là những viên gạch móng trong quá trình phục hồi sau các tình trạng sức khỏe như vậy.

Y học thể thao cũng có thể được dùng như một liệu pháp điều trị dự phòng. Người khỏe mạnh cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thể thao để tối ưu hóa mức độ hình thể của mình để tốt hơn trong việc chống lại chấn thương và bệnh tật, đồng thời có khả năng phục hồi nhanh hơn và ít biến chứng hơn trong trường hợp bị thương.

Tìm Kiếm Sự Cân Bằng

Tìm Kiếm Sự Cân Bằng

Sự cân bằng là yếu tố then chốt để có một đời sống khỏe mạnh. Cái gì quá nhiều cũng không tốt, thậm chí kể cả nước.

Seluôn có một ngưỡng lý tưởng trong hệ thống sinh học, nơi mọi thứ vận hành tốt nhất. Quá ít dẫn đến thiếu hụt và quá nhiều thường dẫn đến ngộ độc.

Tránh Tập Luyện Thể Dục Quá Sức

Tập luyện quá sức là công thức dẫn đến chấn thương. Bạn nên tập thể dục ở mức độ tương ứng với thể lực hiện tại và tiến bộ dần dần. Nếu bạn không đủ mạnh hoặc cơ bắp không đủ cân bằng để thực hiện một động tác, bạn rất dễ làm quá tải cho các khớp và gây nên căng cơ hoặc tự gây chấn thương cho bản thân.

Nhưng nếu bạn tiến bộ dần dần và luyện tập đúng cách, khả năng phải chịu đựng một chấn thương sẽ thấp hơn rất nhiều.

Thực Hiện Các Bài Tập An Toàn

Không có bài tập nào hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Điều này phụ thuộc đơn giản vào khả năng thực hiện bài tập của bạn. Bài tập nào sẽ an toàn và thích hợp với người này có thể gây hại cho người khác.

Ví dụ như, một vận động viên đã luyện tập trong nhiều tháng để tham gia một cuộc thi marathon sẽ có thể hoàn thành cuộc đua tương đối dễ dàng trong khi ai đó chưa tập thể dục nhiều năm sẽ thấy khó mà hoàn thành được 5 kilomet hoặc sẽ thúc ép bản thân quá mức và phải hứng chịu chấn thương không thể tránh khỏi.

Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải trung thành với chế độ tập thể dục mà bác sĩ, bác sĩ vật lý trị liệu, hoặc huấn luyện viên đã khuyến nghị cho bạn, đồng thời tiến bộ chậm rãi và gia tăng cường độ theo thời gian.

Phòng Ngừa Chấn Thương Thể Thao

Có một số điều bạn có thể thực hiện để hỗ trợ ngăn ngừa chấn thương trong khi tập hoặc chơi thể thao.

Khởi Động

Khởi động và giãn cơ giúp cho cơ bắp linh hoạt hơn và có thể hấp thụ chuyển động tốt hơn. Điều này làm giảm khả năng xảy ra chấn thương.

Sử Dụng Đúng Thiết Bị

Giày thể thao nên vừa chân và hỗ trợ đúng cách cho bất kỳ hoạt động nào bạn tham gia. Nếu bạn đang sử dụng thiết bị tại phòng gym, đảm bảo tìm kiếm hướng dẫn cách sử dụng chúng một cách chính xác.

Sử Dụng Kỹ Thuật Đúng

Kỹ thuật và tư thế đúng trong khi tập thể dục là rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương cơ bắp và khớp xương. Một huấn luyện viên có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn về dáng thức đúng mà bạn nên sử dụng trong khi thực hiện các dạng bài tập khác nhau.

Tránh Làm Quá Nhiều

Tốt nhất là thực hành sự điều độ và từ từ nâng tầm cường độ khi tập thể dục. Thực hiện quá nhiều, quá sớm, sẽ làm tăng rủi ro chấn thương.

Hồi Phục Sau Chấn Thương Thể Thao Và Tập Thể Dục

Hồi phục là một khía cạnh khác của hoạt động tập luyện thường bị hiểu nhầm.

Hồi phục không chỉ đơn thuần là nghỉ ngơi và ngủ mà còn bao gồm đưa cơ thể trở lại trạng thái trước khi tập thể dục. Điều này bao gồmhồi phục không chỉ hệ thống cơ bắp và cơ quan đàn hồi, mà còn bao gồm hệ hooc-môn, hệ tim mạch, hệ miễn dịch, hệ chuyển hóa, hệ thần kinh, cũng như trạng thái tinh thần.

Phục Hồi Chức Năng Thể Thao

Phục hồi chức năng sau các chấn thương thể thao bao gồm một chương trình được thiết kế chi tiết và riêng biệt bởi một bác sĩ vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và khả năng vận động của bạn. Một chương trình như vậy có thể giúp cải thiện sự cân bằng, khả năng phối hợp, độ ổn định, hoặc giảm bớt cơn đau, tùy thuộc vào dạng chấn thương mà bạn đang phải chịu đựng.

Hồi Phục Sau Khi Tập Thể Dục

Để hồi phục tốt sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi cả chủ động và bị động đều quan trọng. Một số hình thức hồi phục cơ bản bao gồm ngủ, uống đủ nước, dinh dưỡng, giãn cơ, và thực hiện chúng đúng cách, nhưng còn có rất nhiều các phương thức khác.

Bác sĩ thể thao cũng sẽ hướng dẫn bạn cách để thực hiện các phương thức này một cách hiệu quả riêng lẻ và kết hợp với nhau.

Khôi Phục Và Duy Trì Chức Năng Cơ Thể

Y học thể thao hướng tới việc khôi phục và duy trì chức năng cơ thể. Môn y học này đề cập đến các phương pháp điều trị đúng lúc đúng thời điểm, tính đặc thù, tính thích hợp, đồng thời tính kịp thời.

Môn y học này xoay quanh việc sử dụng tập thể dục và thể thao như một liệu pháp điều trị và phòng ngừa.

Đến cuối cùng, việc quan trọng là lập kế hoạch và điều chỉnh định lượng chính xác về chế độ ăn uống, tập thể dục, hoạt động, ngủ, nghỉ ngơi, và mức độ căng thẳng lành mạnh để khích lệ bạn hoạt động và vận hành ở trạng thái tối ưu nhất..

Cho dù bạn là một vận động viên hay ai đó mắc chứng đau nhức cơ xương khớp hoặc đau lưng, y học thể thao có thể tạo ra sự khác biệt. Hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ thể thao của chúng tôi ngay hôm nay!

(9 November 2018) Everything You Need to Know About Sports Injuries and Rehab. Retrieved 25 March 2021 from https://www.healthline.com/health/sports-injuries

(20 March 2017) Is It a Sprain or a Strain? Tips for Identification. Retrieved 25 March 2021 from https://www.healthline.com/health/sprain-vs-strain

(n.d.) Picture of the Achilles Tendon. Retrieved 25 March 2021 from https://www.webmd.com/fitness-exercise/picture-of-the-achilles-tendon#1

(n.d.) Types Of Fractures. Retrieved 25 March 2021 from https://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/fractures

(1 August 2020) Dislocated shoulder. Retrieved 23 March 2021 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dislocated-shoulder/symptoms-causes/syc-20371715

(30 April 2020) Rotator cuff injury. Retrieved 24 March 2021 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rotator-cuff-injury/symptoms-causes/syc-20350225

(n.d.) Sports Injury Rehabilitation. Retrieved 25 March 2021 from https://www.physio.co.uk/treatments/physiotherapy/sports-injury-rehabilitation.php
Bài viết liên quan
Xem tất cả