COVID-19 là gì?
Vi-rút corona (CoV) là một nhóm vi-rút có thể gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, bao gồm viêm phổi và cảm lạnh thông thường. COVID-19 là bệnh truyền nhiễm do một chủng vi-rút corona SAR-CoV-2 gây ra.
Báo cáo đầu tiên về vi-rút này xuất hiện vào tháng 12 năm 2019 và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch vào tháng 3 năm 2020.
COVID-19 có thể được mô tả là:
- Mang mầm bệnh (gây bệnh tật)
- Độc hại (có ảnh hưởng có hại)
- Truyền nhiễm (có thể lây lan từ người này sang người khác)
COVID-19 có thể là một bệnh trạng nghiêm trọng. COVID-19 đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên toàn thế giới cũng như các vấn đề sức khỏe lâu dài ở một số người còn sống sau khi mắc bệnh này.
Triệu chứng của COVID-19 là gì?
Triệu chứng của COVID-19 bao gồm:
- Sốt
- Ho
- Đau họng
- Đau cơ
- Khó thở
- Mất khứu giác (mất mùi)
Triệu chứng COVID-19 ở trẻ em
Đưa con của bạn đến khám bác sĩ nếu trẻ:
- Dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ ở trực tràng trên 38°C
- Miễn dịch kém hoặc mắc bệnh mạn tính và có nhiệt độ ở trực tràng cao trên 38°C
- Phờ phạc, trông rất yếu và khó đánh thức trẻ
Nguyên nhân gây ra COVID-19 là gì?
COVID-19 do vi-rút SAR-CoV-2 gây ra, lây lan qua các giọt dịch hô hấp, tiếp xúc và truyền qua không khí. Bệnh có thể lan truyền qua:
- Giọt dịch hô hấp. Điều này có thể xảy ra nếu khạc nhổ hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh dính vào một người trong phạm vi 2 mét.
- Tiếp xúc. Nếu một người chạm vào bề mặt có dịch tiết nhiễm bệnh (chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc bàn) rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, họ có thể bị nhiễm bệnh.
- Không khí. Những giọt dịch hô hấp nhỏ, rất nhẹ có thể vẫn còn lơ lửng trong không khí tối đa đến 3 giờ. Do đó, nguy cơ truyền bệnh cao nhất là trong phạm vi 2 mét từ người bị nhiễm bệnh, nơi nồng độ vi-rút cao nhất. Nguy cơ nhiễm bệnh giảm dần theo khoảng cách. Phơi nhiễm trong không khí cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như luồng không khí, nhiệt độ, độ ẩm và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Các dữ liệu khoa học gần đây cho thấy việc truyền bệnh có thể xảy ra ngay cả trước khi một người bị nhiễm bệnh có biểu hiện các triệu chứng. Điều này được gọi là truyền bệnh trước khi có triệu chứng hoặc không có triệu chứng.
Những yếu tố nào gây nguy cơ mắc COVID-19?
Bạn có nguy cơ mắc COVID-19 nếu tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Những nhóm người sau có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn do COVID-19:
- Người cao tuổi (trên 60 tuổi)
- Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch
- Người có các bệnh trạng sau:
- Nặng bệnh tim
- Bệnh phổi mạn tính
- Đang bệnh ung thư
- Đái tháo đường
- BMI trên 25 (chưa tiêm vắc-xin) và trên 30 (đã tiêm vắc-xin)
Biến chứng và các bệnh liên quan COVID-19 là gì?
Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng, COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bệnh trạng:
Hậu COVID-19
Hội chứng hậu COVID là các triệu chứng còn sót lại mà mọi người tiếp tục trải qua sau khi đã khỏi bệnh một thời gian dài. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong 4 tuần hoặc lâu hơn.
Ở Singapore, khoảng 10% số người (những người chưa được tiêm vắc-xin) có thể bị những triệu chứng này. Nhìn chung, các quan sát cho thấy tình trạng hậu COVID giảm ở những người được tiêm vắc-xin.
Các triệu chứng thường gặp của hậu COVID bao gồm:
- Ho
- Mệt mỏi
- Đau khớp
- Đau ngực
- Thở gấp hoặc khó thở
- Vấn đề về trí nhớ, sự tập trung hoặc giấc ngủ
- Triệu chứng tệ hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần
- Nhịp tim nhanh hoặc đập thình thịch
- Chóng mặt khi đứng
- Đau cơ hoặc nhức đầu
- Trầm cảm hoặc lo âu
- Mất khứu giác và vị giác
- Sốt
Có thể phòng tránh COVID-19 bằng cách nào?
Vắc-xin COVID-19 giảm nguy cơ nhiễm bệnh, bệnh nặng do COVID-19 và hậu COVID. Đó là vì vắc-xin giúp cơ thể chúng ta xây dựng miễn dịch phản ứng với protein COVID-19.
Bên cạnh việc tiêm vắc-xin, bạn nên thực hành các thói quen sau đây để tránh mắc và làm lây lan COVID-19:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu không tiện rửa tay bằng xà phòng, hãy sử dụng nước rửa tay gốc cồn chứa ít nhất 60% cồn.
- Tránh chạm tay vào bất kỳ bộ phận nào trên mặt khi chưa rửa tay.
- Đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà. Điều này giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa những người bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh. Vui lòng đảm bảo khẩu trang của bạn:
- Vừa khít với mũi, miệng và bên mặt
- Có khả năng lọc tốt
- Có ít nhất 2 lớp vật liệu thoát khí (bạn không thể nhìn xuyên qua khi cầm ngược sáng)
- Ở nhà nếu bạn có các triệu chứng hô hấp cấp và điều trị nếu bạn cảm thấy không khỏe.
- Tránh những nơi đông người với các nhóm tụ tập đông. Điều quan trọng là hạn chế tiếp xúc với nhóm đông người và lưu ý đến người mà bạn tiếp xúc.
Trang này đã được kiểm duyệt.