Hen suyễn - Chẩn đoán và Điều trị

Hen suyễn được chẩn đoán như thế nào?

Để xác nhận chẩn đoán hen suyễn, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và đánh giá các triệu chứng thường gặp như thường xuyên ho, thở khò khè, khó thở hoặc tức ngực.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện:

  • Kiểm tra đường thở
  • Kiểm tra dị ứng
  • Xét nghiệm máu

Nếu nghi ngờ hen suyễn, bác sĩ có thể dùng thiết bị y tế gọi là máy đo phế dung để kiểm tra và đo mức độ hoạt động của phổi.

Hen suyễn được kiểm soát và điều trị như thế nào?

Việc điều trị thường sẽ dùng đến dụng cụ hít và hiếm khi dùng thuốc uống (chỉ trong trường hợp nặng). Có 2 loại dụng cụ hít:

  • Dụng cụ hít cắt cơn. Dụng cụ chứa thuốc giãn phế quản, loại thuốc có thể giúp mở đường thở để không khí đi vào phổi. Dụng cụ được dùng khi cần đến trong cơn hen suyễn hoặc khi triệu chứng hen suyễn trầm trọng hơn.
  • Dụng cụ hít phòng ngừa. Dụng cụ chứa steroid giúp giảm viêm đường thở trong dài hạn, giảm nguy cơ cơn hen suyễn tái phát và ngăn ngừa suy giảm thêm chức năng phổi. Dụng cụ thường được dùng hàng ngày, nhưng đôi khi, người bị hen suyễn nhẹ có thể dùng nếu cần khi triệu chứng xuất hiện hoặc trước các bài tập thể chất.

Tùy vào độ nặng của tình trạng hen suyễn, bác sĩ có thể kê đơn chỉ một hoặc cả hai loại dụng cụ hít với liều và tần suất sử dụng khác nhau.

Dùng dụng cụ hít đúng kỹ thuật là nền tảng giúp đảm bảo kiểm soát hen suyễn tối ưu. Do đó, bác sĩ có thể sẽ đánh giá kỹ thuật dùng dụng cụ hít của bạn trong các buổi tái khám.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777