Sau khi kiểm tra các triệu chứng và bệnh sử, bác sĩ sẽ cần làm một số xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm này có thể cho thấy các tế bào hồng cầu và trụ hồng cầu trong nước tiểu, một dấu hiệu cho thấy có nguy cơ tổn thương cầu thận. Kết quả cũng có thể cho thấy các tế bào bạch cầu, cho biết bị nhiễm trùng hoặc viêm và tăng protein có thể phát hiện tổn thương đơn vị thận. Tăng nồng độ creatinine hoặc urê trong máu cũng là dấu hiệu cảnh báo.
Xét nghiệm máu. Xét nghiệm này cung cấp thông tin về tổn thương thận và suy giảm chức năng cầu thận. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đo nồng độ chất thải, chẳng hạn như nitơ urê và creatinine trong máu.
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ có thể khuyến cáo làm nghiên cứu chẩn đoán cho phép xem thận rõ ràng. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang thận, khám siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) nếu bác sĩ phát hiện có bằng chứng cho thấy có tổn thương.
Sinh thiết thận. Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để trích những mảnh mô thận nhỏ để xét nghiệm vi thể khi làm sinh thiết thận. Thủ thuật này rất hữu ích trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm. Thủ thuật này hầu như lúc nào cũng cần thiết để xác nhận chẩn đoán viêm cầu thận.
Viêm cầu thận được điều trị như thế nào?
Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các phương pháp này bao gồm:
Thuốc và liệu pháp điều trị. Bác sĩ có thể kê toa thuốc huyết áp, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Thuốc ức chế thụ thể angiotensin hay ARB, bao gồm losartan, irbesartan và valsartan, cũng có thể được kê toa. Nếu hệ miễn dịch tấn công thận, bác sĩ cũng có thể kê toa corticosteroid và các loại thuốc khác để ức chế hệ miễn dịch nhằm giảm phản ứng miễn dịch.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyến cáo tách huyết tương, một thủ thuật làm giảm viêm do hệ miễn dịch kích hoạt. Phương pháp này loại bỏ phần chất lỏng trong máu, là huyết tương, và thay bằng dịch tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến không chứa kháng thể.
Thay đổi chế độ ăn uống. Theo dõi thay đổi chế độ ăn uống mà bác sĩ khuyến nghị. Điều này bao gồm kiểm soát lượng muối và nước nạp vào (để giảm tình trạng tích nước) cũng như giảm lượng protein và kali nạp vào (để giảm thiểu tích tụ chất thải trong cơ thể).
Phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển và phát triển thành suy thận, có thể cần phải lọc máu hoặc các phương án điều trị khác để thay thế chức năng thận. Lọc máu có thể giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và kiểm soát huyết áp cao khi bị viêm cầu thận. Khi không thể ghép thận do sức khỏe kém hoặc lý do khác, chạy thận nhân tạo, bằng cách dùng máy lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc (còn gọi là thẩm tách nước), có thể là lựa chọn duy nhất để điều trị tích cực.
Có thể xem xét điều trị bảo tồn hoặc chăm sóc giảm nhẹ trong một số tình huống nhất định dựa trên bệnh trạng và lựa chọn của bệnh nhân.
Bác sĩ Angeline Goh, chuyên gia thận tại Bệnh Viện Mount Elizabeth, trả lời một vài câu hỏi phổ biến về thận, bao gồm các nguyên nhân gây suy thận, vốn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu.
Sỏi thận là gì và nó có phải là tình trạng nguy hiểm không? Chúng tôi chia sẻ các phương thuốc chữa trị dựa trên cơ sở tại nhà và các phương pháp điều trị khác, và khi nào bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp tại Khoa Cấp Cứu.
Những người mới tham gia các lớp tập spinning và CrossFit, ngay cả những người có thể lực rất tốt, cũng có nguy cơ bị hội chứng tan rã cơ vân do tập luyện quá sức.
Cơ thể cần được chăm sóc và bồi bổ kỹ lưỡng sau khi ghép thận. Bạn có thể sẽ phải thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp với nhu cầu và khả năng dung nạp cụ thể.
Việc phát hiện bạn mắc nang thận có thể làm bạn lo lắng, đặc biệt là khi tình trạng này không luôn đi kèm với triệu chứng. Bác sĩ Tan Yau Min giải thích những điều bạn cần biết.