Dr Bang Shieh Ling (Shirley)
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Sỏi thận là các chất lắng đọng cứng của muối và khoáng chất hình thành bên trong thận hoặc đường tiết niệu. Tùy thuộc vào nơi sỏi tọa lạc, nó có thể được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Sỏi canxi ở dạng canxi oxalat là loại sỏi phổ biến nhất. Trong khi các chất này thường tan ra trong nước tiểu, một số yếu tố, như một số tình trạng y tế và dinh dưỡng nhất định, có thể khiến nồng độ của chúng trong nước tiểu tăng, hình thành nên các tinh thể.
Sỏi thận có thể dẫn đến đau dữ dội. Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thận hoặc nhiễm trùng thận.
Sỏi thận có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào, ngay cả trẻ em. Tuy nhiên, đàn ông trong độ tuổi 20 - 40 có nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn.
Có nhiều loại sỏi thận khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Loại sỏi thận sẽ giúp xác định cách tốt nhất để ngăn chúng xảy ra lần nữa. Các loại sỏi thận bao gồm:
Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường ở dạng canxi oxalat. Oxalat là một chất được sản xuất bởi gan và một số thực phẩm nhất định, chẳng hạn như các loại hạt và sô cô la, cũng có hàm lượng oxalat cao. Các yếu tố khác có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalat trong nước tiểu là liều vitamin D cao, một số loại rối loạn trao đổi chất và đã phẫu thuật bắc cầu ruột.
Sỏi canxi cũng có thể xuất hiện dưới dạng canxi photphat, xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc các tình trạng chuyển hóa và cũng có liên quan đến một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu và co giật.
Sỏi Struvite phát triển nhanh chóng để phản hồi với nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng có thể có ít triệu chứng mặc dù chúng có thể phát triển đến kích thước lớn.
Những loại sỏi này có nhiều khả năng hình thành là kết quả của chế độ ăn giàu protein hoặc mất nước do tiêu chảy mãn tính. Những người mắc bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố di truyền nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ của bạn.
Sỏi cystine được thấy ở những người mắc rối loạn di truyền được gọi là bệnh cystine niệu, loại bệnh khiến cho thận bài tiết một lượng lớn một loại axit amin nhất định.
Có rất nhiều lý do khiến khoáng chất trong nước tiểu kết tinh và tạo thành các khối rắn được gọi là sỏi. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận:
Uống đủ nước rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sỏi thận. Uống nhiều nước cho phép cơ thể sản xuất thêm nước tiểu, làm loãng các khoáng chất chưa hòa tan, giảm nguy cơ kết tinh và hình thành sỏi. Bạn nên uống tối thiểu 8-10 ly nước mỗi ngày.
Một loại sỏi thận phổ biến là sỏi canxi oxalate, hình thành khi cơ thể hấp thu quá nhiều oxalate từ thức ăn. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalate bao gồm rau chân vịt (rau bina), cà phê, sô cô la, khoai lang và các sản phẩm làm từ đậu nành.
Chế độ ăn nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, do muối dư trong nước tiểu cản trở việc tái hấp thu canxi vào máu, dẫn đến lượng canxi dư thừa trong nước tiểu và gây sỏi. Các loại thực phẩm nhiều muối bao gồm thức ăn đông lạnh, rau và súp đóng hộp, thịt nguội, nước sốt.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hoặc vòng eo lớn đều làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Nguy cơ hình thành sỏi thận sẽ cao hơn nếu trước đó có người trong gia đình bạn từng mắc bệnh này. Bạn cũng dễ bị tái phát sỏi thận nếu bản thân đã từng gặp phải.
Thuốc kháng axit chứa canxi, steroid và thuốc chống co giật là một số loại thuốc có thể gây ra sỏi thận.
Một số bệnh lý: mắc một số bệnh như viêm ruột, tiểu đường tuýp 2, bệnh gout và tiêu chảy mãn tính có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Sỏi thận nhỏ nằm ở trong thận thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng có khả năng xuất hiện chỉ khi sỏi di chuyển từ đường thận xuống niệu quản (các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).
Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm:
Một số loại sỏi thận hoặc sỏi niệu quản có kích thước đủ nhỏ để có thể tự đào thải qua đường nước tiểu. Bạn hoàn toàn có thể điều trị và ngăn ngừa chúng tái phát tại nhà bằng cách uống nhiều nước, ăn những thực phẩm phù hợp và sử dụng thuốc giảm đau (theo chỉ định của bác sĩ).
Những loại thực phẩm này đóng vai trò như các phương thuốc tự nhiên, giúp tăng khả năng đào thải sỏi thận hoặc ngăn ngừa sỏi hình thành ngay từ đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về sự phù hợp của các liệu pháp này, đặc biệt là khi bạn đã mắc bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc điều trị.
Để xác nhận các triệu chứng bạn đang có thực sự là do sỏi thận hay không, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu nhằm xác định xem lượng canxi hoặc axit uric trong máu có ở mức quá cao hay không, hoặc tìm một số dấu hiệu khác của các vấn đề về thận.
Nước tiểu được thu thập trong 24 - 48 giờ và phân tích để xác định xem có quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hay có quá ít chất ức chế sỏi hình thành.
Siêu âm cho phép bác sĩ quan sát sự hiện diện của sỏi thận và chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể phát hiện các viên sỏi trong thận hoặc đường tiết niệu, ngay cả những viên sỏi nhỏ khó phát hiện qua chụp X-quang thông thường.
Bạn có thể được yêu cầu tiểu tiện qua một chiếc rây để thu thập sỏi đã được đào thải. Sỏi sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để xác định chủng loại, từ đó bác sĩ có thể xác định nguyên nhân hình thành sỏi và phương pháp tốt nhất để phòng ngừa.
Phác đồ điều trị sỏi thận có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước, chủng loại và vị trí của sỏi. Một số viên sỏi thận nhỏ có thể không cần phẫu thuật. Sau khi đánh giá tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu sỏi thận của bạn quá lớn và không thể tự đào thải, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ sỏi qua các thủ thuật như tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), tán sỏi nội soi niệu quản hoặc tán sỏi qua da.
Đây là một phương pháp điều trị sỏi thận thông dụng và không xâm lấn. Sóng xung kích năng lượng cao sẽ được tập trung vào sỏi thận từ bên ngoài cơ thể, giúp phá vỡ sỏi thành các mảnh đủ nhỏ để đào thải qua nước tiểu.
Phương pháp này được áp dụng khi sỏi xuất hiện trong niệu quản. Một ống nội soi nhỏ sẽ được đưa vào bàng quang và niệu quản để tán vỡ sỏi nhỏ bằng kỹ thuật sóng xung kích. Tán sỏi nội soi niệu quản ít hiệu quả hơn với sỏi lớn, nhưng có thể thích hợp hơn cho một số đối tượng bệnh nhân như: phụ nữ mang thai, người béo phì và người không thể ngưng sử dụng thuốc làm loãng máu.
Thủ thuật này có thể được áp dụng đối với sỏi lớn hơn 2cm, sỏi có hình dạng bất thường hoặc sỏi không thể tán hiệu quả qua phương pháp ESWL. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một vết rạch nhỏ tại lưng bệnh nhân để có thể đưa ống nội soi và dụng cụ vào thận. Trường hợp cần tán sỏi qua da (nephrolithotomy), bác sĩ sẽ dùng ống để lấy sạn, trong khi với tán sỏi thận qua da (nephrolithotripsy), sỏi cần được phá nhỏ bằng sóng âm tần số cao trước khi có thể lấy ra.
Bạn được khuyên nên đến ngay Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC) nếu bạn gặp phải các triệu chứng có liên quan đến sỏi thận sau đây:
Tìm hiểu thêm liệu các triệu chứng của bạn có đủ lý do để đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp hay không.