Viêm khớp được hiểu là tình trạng viêm các khớp. Nó không phải là một loại bệnh riêng biệt, mà thay vào đó bao gồm hơn 100 loại bệnh và có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể. Viêm Khớp Cột Sống diễn tả tình trạng viêm xảy ra giữa các khớp nối của xương sống hoặc các khớp nối giữa xương sống và xương chậu.
Các dạng Viêm Khớp Cột Sống
Viêm Xương khớp/Thoái hóa Xương sống
Viêm Xương khớp là dạng Viêm Khớp Cột Sống phổ biến nhất, thường ảnh hưởng đến vùng lưng dưới. Nó xảy ra khi sụn giữa các khớp nối bị phá hủy một cách chậm chạp do chấn thương, hao mòn hàng ngày, hoặc các tình trạng khác liên quan đến khớp nối, dẫn đến viêm và đau.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một chứng rối loạn tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công lớp mảng bao khớp, gọi là bao hoạt dịch (synovium). Được phát hiện phổ biến ở quanh vùng cổ, bệnh Viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Viêm Khớp cột sống (thưòng gọi là Viêm Xương khớp cột sống dính khớp)*
Viêm Khớp Cột Sống là một nhóm bệnh viêm ảnh hưởng đến các khớp nối cũng như các vùng được gọi là phần đầu gân (entheses), nơi các dây chằng và gân cơ gắn vào xương. Có vài dạng Viêm Khớp Cột Sống, trong đó có các dạng dưới đây được ghi nhận xuất hiện ở xương sống nhiều hơn những vùng khác:
Viêm Xương khớp cột sống dính khớp – Tình trạng viêm các xương sống (vertebrae) và các khớp nối ở chân xương sống gắn với xương chậu. Các trường hợp cấp tính dẫn đến kết quả nhiều đốt xương sống dính lại với nhau, gây ra gù lưng.
Viêm khớp vảy nến – Bệnh viêm khớp liên quan đến vẩy nến, một rối loạn tự miễn dịch được đặc trưng bởi mảng ngứa và bong tróc. Ở những người mắc phải bệnh này, triệu chứng vẩy nến điển hình xảy ra trước triệu chứng viêm khớp, nhưng cũng xảy ra trường hợp ngược lại. Sự liên quan đến xương sống có thể dẫn đến tình trạng cứng đờ do các đốt xương sống kết dính lại với nhau.
Viêm khớp phản ứng – Viêm khớp nối được kích hoạt bởi một nhiễm trùng ở vị trí nào đó khác trong cơ thể (thường là hệ thống sinh dục, hệ tiết niệu, hoặc hệ tiêu hóa). Ở cột sống, bệnh thường hiện diện ở lưng dưới và thường tự giải quyết.
Viêm khớp ruột – Viêm khớp xuất hiện ở một tỉ lệ nhỏ những người mắc bệnh rối loại viêm đường ruột (Inflammatory Bowel Diseases - IBD). Triệu chứng Viêm khớp ruột bùng phát thường xuyên xảy ra đồng thời với các đợt bùng phát IBD, với thời điểm và mức độ khác nhau đối với từng người bệnh (bệnh nhân). Trong cột sống, vùng thắt lưng thường bị ảnh hưởng.
8 triệu chứng Viêm Khớp Cột Sống
Các triệu chứng Viêm Khớp Cột Sống khác nhau giữa các đối tượng. Tuy nhiên, nhìn chung chúng bao gồm:
Đau nhức ở lưng và cổ, đặc biệt là lưng dưới
Đau cứng và hạn chế di chuyển của xương sống
Sưng và cảm giác đau khi ấn vào khu vực cột sống bị ảnh hưởng
Tiếng lục khục khi di chuyển xương sống
Đau, sưng, và đau cứng ở các vùng khác trên cơ thể
Yếu đuối và mệt mỏi toàn thân
Đau và tê ở tay và chân nếu các dây thần kinh bị ảnh hưởng
Đau đầu (trong các trường hợp viêm khớp ở vùng cổ)
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bạn trải qua tình trạng đau hoặc đau cứng vùng lưng dưới trong hơn 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để đánh giá y khoa.
Việc chẩn đoán Viêm Khớp Cột Sống có thể được chia thành 3 bước. Bạn có thể dự kiến các bước dưới đây trong quá trình tư vấn với bác sĩ:
Khám bệnh sử - Bạn sẽ được yêu cầu miêu tả các triệu chứng, các tình trạng y tế khác, các loại thuốc hiện đang dùng, kinh nghiệm sử dụng các phương pháp điều trị khác, tiền sử bệnh của gia đình, và các thói quen lối sống thông thường, ví dụ thói quen tập thể dục, hút thuốc, và sử dụng rượu bia.
Khám lâm sàng - Mục đích đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, tình trạng hệ cơ xương, chức năng dây thần kinh, độ phản xạ, và đánh giá các khớp nối ở lưng đang có vấn đề. Bác sĩ sẽ quan sát sức mạnh cơ bắp, độ dẻo dai, và khả năng của bạn trong việc thực hiện các hoạt động sống hàng ngày, ví dụ như đi, cúi cong người, và vươn tay.
Chụp chiếu và xét nghiệm - Các lần chụp chiếu có thể được yêu cầu để đánh giá sự hiện diện hay mức độ nghiêm trọng của tổn thương khớp nối. Điều này có thể được nhìn thấy rõ qua X-quang. Để có một đánh giá chi tiết hơn cho ống cột sống, tủy sống, rễ thần kinh, các đĩa đệm, và các dây chằng một lần chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể được yêu cầu. Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch hoạt dịch bên trong khớp nối cũng có thể được sử dụng để khẳng định chẩn đoán Viêm Khớp Cột Sống.
Các lựa chọn điều trị
Vì viêm khớp không thể đảo ngược, mục tiêu của điều trị là kiểm soát tình trạng viêm, kiểm soát cơn đau, và ngăn ngừa tình trạng tệ thêm. Điều trị có thể được chia thành cách tiếp cận không phẫu thuật và phẫu thuật, tùy thuộc vào một vài nhân tố bao gồm tuổi, mức độ đau, và dạng viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của nó. Tốt nhất là bạn và bác sĩ cùng nhau thảo luận các phương án điều trị và quyết định một kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật Viêm Khớp Cột Sống có thể bao gồm:
Thuốc kháng viêm không steroid (Non-steroidal anti-inflammatory drugs - NSAIDs) và corticosteroid để giảm đau và sưng.
Thuốc để xử lý các triệu chứng hoặc nguyên nhân kích thích cụ thể của viêm khớp
Vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh cơ lưng và khả năng vận động của cột sống
Thay đổi lối sống, ví dụ giảm cân, ngừng hút thuốc lá, và điều chỉnh tư thế, để giảm sưng hoặc căng thẳng trên cột sống
Điều trị phẫu thuật có thể được khuyến nghị nếu tình trạng đau không đạt được sự thuyên giảm đáng kể bằng các phương thức không phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật nhằm giảm chèn ép ống xương sống để giải phóng các rễ dây thần kinh khỏi gai xương hoặc các mô tế bào khác đang đè ép các dây thần kinh, và để ổn định xương sống thông qua một quy trình gọi là kết hợp xương sống.
Spinal Arthritis (Arthritis in the Back or Neck), retrieved on 6 July 2020 from https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/spinal-arthritis. (n.d.)
Osteoarthritis of the Spine, retrieved on 6 July 2020 from https://www.spine-health.com/conditions/arthritis/osteoarthritis-spine (26 October 2016)
Arthritis, retrieved on 6 July 2020 from https://www.niams.nih.gov/health-topics/arthritis#tab-overview (April 2017)
The 5 Most Common Types of Arthritis of the Spine, retrieved on 6 July 2020 from https://swfna.com/5-common-types-arthritis-spine/ (4 January 2018)
Việc lắp một khớp gối mới nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng vào một vài thập kỷ trước, nhưng việc thay toàn bộ khớp gối ngày nay đã trở thành một thủ thuật tương đối phổ biến.
Không phải ai tham gia chơi thể thao cũng biết về những rủi ro đi kèm – cho đến khi họ bị chấn thương. Dưới đây là danh sách 5 chấn thương thể thao nghiêm trọng đứng đầu và cách thức điều trị chúng.
Các biến chứng do tiểu đường và Bệnh Động Mạch Ngoại Vi thường dẫn đến việc bệnh nhân mất đi phần chi thể, nhưng thực tế điều này không phải là không thể tránh được.
Các vận động viên chuyên nghiệp tích lũy vô số chấn thương trong suốt sự nghiệp. Cầu thủ Wong Wei Long của Singapore Slinger chia sẻ cách anh tối thiểu hóa các chấn thương thể thao tại nơi làm việc.
Hiểu biết về các rủi ro giúp bạn có cách phòng tránh tốt hơn. Sau đây là một vài chấn thương thường gặp bạn nên cẩn trọng khi tham gia các môn thể thao yêu thích.
Đau lưng ngày càng trở nên phổ biến trong giới nhân viên văn phòng, những người ngồi cả ngày. Tìm hiểu thêm về 3 phương pháp điều trị cột sống có thể giúp điều trị các vấn đề ở lưng.