Dr Koo Oon Thien Kevin
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Gót chân là xương lớn nhất ở bàn chân, thường dễ bị chấn thương do sử dụng quá mức. Mức độ đau gót chân có thể từ nhẹ đến mất khả năng hoạt động, tùy vào độ nặng của bệnh trạng. Tình trạng đau có thể xảy ra do viêm, chấn thương hoặc một chứng bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp.
Chúng tôi giải thích 2 bệnh lý phổ biến thường dẫn đến đau gót chân – viêm cân gan chân và viêm gân gót chân.
Viêm cân gan chân là tình trạng viêm ở cân gan chân, dải xơ dày nối gót chân với phía trước của bàn chân. Cân gan chân nâng đỡ vòm bàn chân và chịu lực, khi cân gan chân bị viêm hoặc rách, việc tác động lực lên bàn chân có thể gây đau nhói. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác gây viêm cân gan chân, việc đi giày không phù hợp, yêu cầu công việc nặng nhọc, béo phì, chạy bộ và cấu trúc cơ học bàn chân bất thường là một số nguyên nhân có thể gây bệnh.
Triệu chứng của viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân gây đau ở dưới gót chân, kéo đến vòm bàn chân. Mức độ đau có thể khác nhau; có thể là đau nhói hoặc có thể có cảm giác đau nhức lan rộng ở khu vực quanh gót chân và vòm bàn chân. Một triệu chứng thường gặp của viêm cân gan chân là tình trạng đau nhói xảy ra khi đi những bước đầu tiên vào buổi sáng. Tình trạng đau thường giảm dần trong ngày khi dùng bàn chân nhiều hơn, nhưng có thể đau trở lại sau khi đứng lâu hoặc khi đang ngồi rồi đứng lên.
Ai có nguy cơ bị viêm cân gan chân?
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm cân gan chân:
Gân gót chân là gân (mô liên kết cơ với xương) lớn nhất và khỏe nhất trong cơ thể, liên kết cơ bắp chân với xương gót chân. Gân gót chân giúp bạn đi lại, chạy và nhảy.
Viêm gân gót chân là tình trạng viêm ở gân gót chân. Viêm gân gót chân có thể xảy ra do hoạt động bất kỳ gây áp lực liên tục lên gân, như chơi bóng rổ hoặc chạy bộ. Việc đột ngột gia tăng số lượng hoặc cường độ hoạt động tập thể dục cũng có thể dẫn đến viêm gân gót chân. Một bệnh lý khác có thể gây viêm gân gót chân là gai xương, các lồi xương hình thành do các bệnh lý như viêm và thoái hóa.
Triệu chứng của viêm gân gót chân
Một dấu hiệu phổ biến của viêm gân gót chân là đau ở phía sau gót chân với mức độ đau tăng lên khi hoạt động. Bạn cũng có thể bị đau dữ dội ngay sau ngày tập thể dục. Các triệu chứng khác bao gồm sưng dọc theo gân và nhạy cảm đau hoặc căng cứng, có thể cải thiện khi hoạt động nhẹ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
Ai có nguy cơ bị viêm gân gót chân?
Viêm gân gót chân thường gặp hơn ở nam giới so với nữ giới. Các yếu tố nguy cơ khác gây viêm gân gót chân bao gồm tuổi cao, vòm bàn chân phẳng tự nhiên, béo phì và cơ bắp chân bó chặt. Các bệnh lý y khoa như vảy nến hoặc huyết áp cao và sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm gân gót chân.
Các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh vùng bị ảnh hưởng và tập giãn cơ. Bạn có thể cân nhắc vật lý trị liệu để tập các bài tập phù hợp giúp giãn cơ vùng bị ảnh hưởng và phát triển các cơ hỗ trợ. Bạn cũng có thể dùng nẹp cố định vào ban đêm hoặc dụng cụ nâng đỡ vòm bàn chân để hỗ trợ phục hồi.
Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyến cáo tiêm steroid hoặc dùng liệu pháp sóng xung. Liệu pháp sóng xung là thủ thuật không xâm lấn, dùng sóng âm cơ học năng lượng cao nhắm vào vùng bị ảnh hưởng và kích thích quá trình lành bệnh. Bệnh nhân có thể được giảm đau và cải thiện chức năng vùng bị ảnh hưởng sau khi điều trị.
Nếu cơn đau nghiêm trọng và cả phương pháp điều trị bảo tồn lẫn không xâm lấn đều không hiệu quả, có thể phải phẫu thuật.
Có thể khó xác định được nguyên nhân chính xác gây đau gót chân vì nhiều bệnh lý khác nhau có thể có triệu chứng tương tự và chồng chéo. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Được điều trị kịp thời có thể hỗ trợ phục hồi và phòng ngừa các biến chứng, giúp bạn quay trở lại với các hoạt động hàng ngày.