Những người mắc bệnh về tim có khả năng đối mặt với các triệu chứng trầm trọng từ COVID-19 cao hơn. Họ có thể làm gì để có sự an toàn cao hơn trong thời gian này?
COVID-19 nặng trĩu tâm trí của mọi người - nhưng đối với người mắc phải các bệnh trạng tim, tình trạng này có thể đặc biệt gây lo ngại.
Theo Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ, những người mắc các bệnh tim, bao gồm huyết áp cao và các khiếm khuyết tim bẩm sinh, có khả năng cao hơn trong việc phát triển các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm COVID-19.
Nếu bạn hoặc người thân yêu đang sống chung với một bệnh lý về tim, dưới đây là những điều bạn nên biết và những điều bạn có thể làm.
COVID-19 ảnh hưởng đến tim như thế nào?
Khi virus COVID-19 xâm nhập vào cơ thể, nó chủ yếu nhắm vào đường hô hấp và phổi. Khi phổi bị nhiễm bệnh, lượng oxy cung cấp cho tim bị giảm bớt, đặt nên một sự căng thẳng khổng lồ cho trái tim. Đối với người mắc phải các vấn đề tim mạch, nơi trái tim vốn đã có vấn đề với việc bơm máu một cách hiệu quả, điều này có thể gia tăng khả năng xảy ra cơn đau tim hoặc suy tim.
Virus COVID-19 cũng có thể trực tiếp gây nhiễm trùng các cơ tim, dẫn đến viêm và sưng tấy các cơ tim, làm tổn thương cơ tim, hay tạo nên hiện tượng loạn nhịp tim.
Những bệnh nhân nặng do nhiễm COVID-19 cũng cho thấy có khuynh hướng cao hơn trong việc hình thành các cục máu đông bên trong các mạch máu. Điều này có thể gia tăng rủi ro xảy ra cơn đau tim hay đột qụy.
Hơn nữa, một người mắc phải bệnh lý tim mạch cũng có thể đồng thời có một hệ miễn dịch yếu ớt hơn, khiến cho việc chiến đấu với loại virus này trở nên khó khăn hơn cho họ. Điều này có nghĩa là nếu họ bị nhiễm bệnh, khả năng cao hơn là virus sẽ ở lại lâu hơn và gây ra các biến chứng.
Làm thế nào để bạn có thể an toàn nếu là một bệnh nhân tim mạch?
Bạn có thể đã nghe điều này nhiều lần, nhưng thực hiện giãn cách an toàn và giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận vẫn là cách bảo vệ tốt nhất của chúng ta trước loại virus này. Nếu bạn có một bệnh lý về tim, điều này trở nên đặc biệt then chốt! Luôn tuân thủ các nguyên tắc vàng dưới đây:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, mỗi lần rửa trong 20 giây.
Ở nhà càng nhiều càng tốt.
Khi bạn cần ra ngoài, hãy đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 1m với những người khác.
Tránh chạm vào bất kỳ phần nào của khuôn mặt bạn trước khi rửa sạch tay.
Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy không khỏe.
Ngoài những điều trên, các bệnh nhân tim mạch có thể bảo vệ bản thân họ tốt hơn với các lời khuyên dưới đây:
Giữ liên lạc chặt chẽ với các chuyên gia y tế của bạn, và tìm hiểu liệu các cuộc tư vấn qua mạng có khả dụng hay không?
Bảo đảm bạn có đủ lượng cung cấp các thuốc theo toa của mình, và tìm hiểu liệu chuyên gia y tế của bạn có thể gửi thêm nếu lượng thuốc dự trữ sắp hết hay không?
Giữ sẵn trong tay một danh sách các số điện thoại trợ giúp - như người thân, bạn bè và hàng xóm - những người mà bạn có thể gọi tới khi cần hỗ trợ.
Giữ kết nối với gia đình và bạn bè thông qua các cuộc gọi thoại hoặc video call.
Bảo đảm các mũi tiêm chủng của bạn, như tiêm chủng cúm và phế cầu, đã được cập nhật
Khi mua thực phẩm, hãy kiểm tra các nhãn ghi thành phần và chọn những lựa chọn tốt cho tim, như các loại có lượng natri thấp.
Những cách giúp bạn giữ cho tim khỏe mạnh là gì?
Giữ an toàn và khỏe mạnh không dừng lại tại việc thực hiện các đề phòng chống lại COVID-19. Có những thay đổi hàng ngày trong lối sống mà bạn có thể thực hiện nhằm tăng cường sức mạnh cho tim của mình và hạ thấp rủi ro cơn đau tim hoặc đột qụy. Dưới đây là một số thói quen quan trọng có lợi cho tim mạch mà bạn nên thực hiện:
Ăn một chế độ ăn tốt cho tim, bao gồm các thực phẩm giàu axit béo omega-3, như cá hồi và cá thu, cũng như lượng lớn trái cây và rau củ
Giới hạn muối, đường, các loại thịt chế biến sẵn và thịt đỏ, các chất béo có hại cho tim (trans fats), và cholesterol trong chế độ ăn của bạn.
Tập thể dục mức độ vừa đến nặng trong tối thiểu 2.5 tiếng một tuần.
Đừng ngồi yên một chỗ quá lâu - hãy đứng dậy thường xuyên để đi bộ thư giãn một chút!
Tìm thời gian mỗi ngày để thư giãn và thả lỏng.
Khi nào bạn nên tìm sự trợ giúp y tế?
Các triệu chứng của COVID-19 bao gồm sốt, ho và khó thở. Nếu bạn trải qua các triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức hoặc đến một Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp.
Đau, ép chặt hoặc có cảm giác nặng ở ngực, cánh tay, hoặc vùng bụng phía trên
Đau bức xạ sang cánh tay, lưng, quai hàm hoặc cổ họng
Toát mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa
Khó thở hoặc có cảm giác bị nghẹn
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Các dấu hiệu của một cơn đột qụy bao gồm:
Yếu ớt hoặc tê một bên cánh tay hoặc chân
Nói nhịu hoặc nói không rõ ràng
Méo mặt hoặc miệng cười không đều
Bất ngờ bị rối loạn hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu lời người khác nói
Bất ngờ chóng mặt hoặc mất sự phối hợp
Hãy ghi nhớ, giữ gìn vệ sinh tốt, giãn cách an toàn, và các thói quen tốt cho sức khỏe tim mạch là then chốt để bảo vệ bản thân bạn trong thời gian này. Trao đổi với một chuyên khoa về tim mạch về bất kỳ mối quan tâm nào bạn có thể có về sức khỏe của tim bạn.
5 Things to Do Every Day to Keep Your Heart Healthy. (2019, Feb 15). Retrieved 3 May from https://health.clevelandclinic.org/5-things-to-do-every-day-to-keep-your-heart-healthy
Coronavirus, heart disease and stroke. (2020, April 20). Retrieved 1 May from https://www.heartandstroke.ca/articles/coronavirus-heart-disease-and-stroke
Coronavirus Precautions for Patients and Others Facing Higher Risks. (2020, April 15). Retrieved 30 April from https://www.heart.org/en/coronavirus/coronavirus-covid-19-resources/coronavirus-precautions-for-patients-and-others-facing-higher-risks
Top Healthy Habits for Your Heart. (2015, Jan 8). Retrieved 30 April from https://www.webmd.com/heart-disease/news/20150107/healthy-heart-habits
What Heart Patients Should Know about Coronavirus. (2020, March 20). Retrieved 1 May 2020 from https://www.heart.org/en/news/2020/02/27/what-heart-patients-should-know-about-coronavirus
Các triệu chứng của cơn đau tim ở phụ nữ thường “âm thầm”, nhưng hậu quả của việc không nhận thấy các triệu chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh việc đi kiểm tra tim thường xuyên, việc biết được các dấu hiệu có thể giúp ngăn ngừa những cơn đau tim.
Đây là một hiện tượng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Dù có là vận động viên hay không, điều quan trọng là phải hiểu được những nguyên nhân khả dĩ của hiện tượng này.
Các biến chứng do tiểu đường và Bệnh Động Mạch Ngoại Vi thường dẫn đến việc bệnh nhân mất đi phần chi thể, nhưng thực tế điều này không phải là không thể tránh được.
Không có gì lạ khi nghe tin các vận động viên chuyên nghiệp bị đau tim ở đỉnh cao phong độ. Các bác sĩ tim mạch có thể cung cấp lời khuyên chuyên môn cho các vận động viên.