Dr Lingaraj Krishna
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Bác sĩ Lingaraj Krishna, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Gleneagles, chia sẻ một số bệnh lý chỉnh hình phổ biến có thể cần được điều trị khẩn cấp hoặc điều trị sớm.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ chấn thương chỉnh hình nào dưới đây, hãy đến ngay Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất
Gãy xương cổ tay (gãy xương vùng đầu dưới xương quay)
Vùng đầu dưới xương quay là phần xương bị gãy phổ biến nhất ở cổ tay, và loại gãy xương này thường xảy ra sau khi té chống tay. Bạn sẽ cảm thấy đau và sưng cổ tay. Các chấn thương nhẹ có thể được điều trị bằng nẹp và đặt lịch tái khám lại với bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình. Tuy nhiên, các trường hợp bị biến dạng nặng hơn hoặc gãy xương hở sẽ cần phẫu thuật.
Chấn thương xảy ra khi bả vai bị bật ra khỏi khớp, thường xuất hiện cùng với các chấn thương thể thao hay tai nạn. Nếu bạn nghi ngờ bị trật khớp vai, đừng trì hoãn việc chữa trị và hãy đến Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng chấn thương và chỉnh khớp trở lại vị trí cũ.
Nếu bác sĩ nghi ngờ có thêm trường hợp gãy xương sau khi khám, bạn sẽ được chỉ định đi chụp hình ảnh học. Phẫu thuật có thể sẽ được xem xét trong các trường hợp có kèm gãy xương hoặc các trường hợp tái diễn tình trạng trật khớp liên tục.
Gãy xương hông
Các vết gãy xương hông thường gặp hơn ở nữ giới từ 65 tuổi trở lên, và thường gây ra bởi việc té ngã. Trì hoãn điều trị có thể dẫn đến tình trạng chấn thương trở nặng và những biến chứng nặng hơn, do đó việc tham khảo ý kiến bác sĩ sớm nhất có thể là rất quan trọng.
Bạn sẽ được cho dùng thuốc để kiểm soát cơn đau, có thể xuất hiện ở hông, chân, hoặc bẹn. Bạn sẽ được chỉ định đi chụp X-quang để bác sĩ có thể nhìn rõ mức độ nghiêm trọng của chỗ gãy và tư vấn những phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Những chấn thương này có xu hướng xảy ra khi đang thực hiện các động tác xoay người hoặc đổi hướng đột ngột. Xương bánh chè bật ra khỏi vị trí thường lệ của nó nằm ở phía trước đầu gối, trật sang bên cạnh đầu gối. Triệu chứng bao gồm đau, sưng, và biến dạng vị trí khớp.
Xương bánh chè thường tự động quay trở về vị trí cũ, nhưng đôi khi có thể cần đến sự trợ giúp cẩn trọng của bác sĩ tại phòng cấp cứu. Việc tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức có thể giúp giảm khả năng khớp tổn thương thêm, đau mãn tính, và tái diễn tình trạng trật khớp.
Bạn cũng có thể được chỉ định chụp MRI để đánh giá mức độ tổn thương của xương và sụn. Trong trường hợp trật khớp lần đầu, bạn sẽ được bó bột hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ bất động đầu gối trong vòng 4 đến 6 tuần.
Những tình trạng chỉnh hình này có thể không yêu cầu chăm sóc y tế tức thì, nhưng trong một số trường hợp, có thể cải thiện nếu được điều trị sớm. Bác sĩ Lingaraj Krishna giải thích các trường hợp đề nghị điều trị sớm, cùng với cách kiểm soát tình trạng bệnh.
Thoái hóa khớp (viêm khớp do lão hóa)
Các tình trạng đau khớp gây ra bởi thoái hóa khớp thường có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau, tập thể dục, và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể gây suy nhược cơ thể. Nếu bạn gặp phải tình trạng khó đi, khó đứng, hoặc khó bước lên cầu thang, tốt hơn hết là bạn nên tìm đến hỗ trợ điều trị chỉnh hình sớm.
Trong các trường hợp như vậy, bạn có thể được lợi từ việc tiêm corticosteroid vào vùng khớp, và trong những trường hợp nặng hơn, có thể cần phải tiến hành phẫu thuật.
Kiểm soát tình trạng bệnh:
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) ở đầu gối
ACL là dây chằng quan trọng nằm ở chính giữa đầu gối, giúp duy trì sự ổn định cho đầu gối bằng cách ngăn chặn chuyển động trượt về phía trước và chuyển động xoay của xương chày (hoặc xương ống chân) so với xương đùi (hoặc xương bắp đùi). Chấn thương dây chằng chéo trước rất phổ biến. Thông thường, chấn thương này xảy ra do các động tác xoay người quá mức, không tiếp xúc trong lúc chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng rổ, hoặc bóng lưới (netball).
Một số bệnh nhân chỉ gặp tổn thương ở dây chằng chéo trước (ACL) có thể được điều trị không phẫu thuật với quá trình phục hồi chức năng. Tuy nhiên, các bệnh nhân gặp triệu chứng tái phát bất ổn định đầu gối, hoặc tổn thương sụn chêm có thể phục hồi, và các bệnh nhân mong muốn quay trở lại chơi các môn thể thao có động tác xoay trụ (như bóng đá, bóng rổ, hay bóng lưới) nên tìm đến hỗ trợ chỉnh hình sớm và xem xét việc điều trị phẫu thuật.
Các vấn đề về cột sống (cổ và lưng)
Hầu hết các vấn đề về cột sống do lão hóa thường được điều trị bằng thuốc giảm đau, tập thể dục và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng gây suy nhược cơ thể, hay bạn gặp khó khăn khi đi bộ, đứng, hoặc leo cầu thang, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ điều trị chỉnh hình sớm.
Nếu bạn gặp phải cơn đau lưng hoặc cổ đi kèm cảm giác yếu ớt và tê ở vùng cánh tay và chân, hoặc gặp khó tiểu, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc chỉnh hình ngay lập tức, vì điều đấy có thể dấu hiệu cho việc tổn thương dây thần kinh trong cột sống.
Trong khi chờ tiến hành phẫu thuật cột sống, hãy cố gắng tiếp tục tập thể dục hay thực hiện chương trình điều chỉnh cơ thể tại nhà, và thực hiện một vài biện pháp phòng ngừa dưới đây:
Thông báo cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu nhận thấy cảm giác yếu ớt hoặc tê ở vùng cánh tay và chân.
Hội chứng ống cổ tay đề cập đến việc dây thần kinh quan trọng ở cổ tay bị chèn ép, được gọi là dây thần kinh giữa (median nerve). Hội chứng này có thể gây ra cơn đau, tê, và yếu ớt ở bàn tay và ngón tay. Để kiểm soát cơn đau, uống thuốc kháng viêm và đeo nẹp cổ tay vào ban đêm. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, kể cả khi dùng thuốc và đeo nẹp cổ tay, hãy lên lịch khám với bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa bàn tay để tìm kiếm phương án điều trị sớm. Bạn có thể cần phải tiêm corticosteroid vào ống cổ tay, hoặc phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh giữa.
Bong gân cổ chân
Bong gân cổ chân là một bệnh lý tương đối phổ biến, và thường không nhất thiết phải được chăm sóc y tế gấp. Tình trạng này thường được điều trị bằng liệu pháp RICE—Nghỉ Ngơi, Chườm Đá, Băng Ép, và Nâng Cao Chân.
Tuy nhiên, nếu sau khi làm cổ chân bị trẹo, bạn bị sưng nặng và không thể đứng hay đi lại được, bạn nên tìm đến điều trị ngay tức thì. Tình trạng này có thể do bạn đã bị gãy xương cổ chân hoặc tổn thương nặng dây chằng cổ chân. Bạn có thể cần chụp X quang, hoặc chụp MRI để chẩn đoán thêm về chấn thương, và đôi khi cần phải phẫu thuật, đặc biệt nếu có gãy xương.