Dr Bang Shieh Ling Shirley
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Nếu bạn bị đau hoặc đi tiểu ra máu, bạn có thể đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Tình trạng khó chịu, có khi suy nhược, bệnh sẽ được điều trị hiệu quả hơn nếu được phát hiện sớm. Nhận biết các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp mọi thứ trở lại bình thường trong khoảng 2 -3 ngày.
UTI là nhiễm trùng ở đường tiết niệu của bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận của bạn. Trong khi tình trạng nhiễm trùng đường niệu dưới, bàng quang hoặc niệu đạo thực sự có thể khó chịu thì nhiễm trùng đường niệu trên, như thận, nghiêm trọng hơn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Phụ nữ dễ bị UTI hơn nam giới do cấu trúc giải phẫu của họ. Nhiễm trùng thường do vi khuẩn gây ra, nhưng cũng có thể do nấm. Nguyên nhân thường là do một số hình thức kích ứng ở đường tiết niệu do quan hệ tình dục, cũng như việc sử dụng màng ngăn âm đạo, chất diệt tinh trùng, thạch bôi trơn và bao cao su.
Phụ nữ có thể dễ bị nhiễm trùng hơn nếu hệ miễn dịch suy yếu. Đây là lý do tại sao nhịn tiểu, hoặc uống không đủ nước, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng UTI, đặc biệt nếu bạn từng bị UTI trước đây.
Các yếu tố khác có thể gây UTI bao gồm:
Mang thai không phải là yếu tố nguy cơ gây UTI, nhưng nếu bạn bị UTI trong khi mang thai, nguy cơ nhiễm trùng ảnh hưởng đến thận sẽ cao hơn.
Các triệu chứng bạn cảm nhận được sẽ phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng trong đường tiết niệu của bạn.
Điều này liên quan đến niệu đạo và bàng quang. Nó thường được gọi là viêm bàng quang và các triệu chứng của bạn có thể bao gồm:
Điều này ảnh hưởng đến thận và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu vi khuẩn đi vào máu. Điều này có thể gây ra huyết áp thấp nguy hiểm, sốc và thậm chí tử vong. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, hãy đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC) ngay lập tức.
Nếu không được điều trị, UTI có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
Nếu được điều trị sớm, nhiễm trùng sẽ không dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không được giải quyết nếu không có sự can thiệp y tế. Đối với tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, hãy đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC) ngay lập tức để kiểm tra nước tiểu ngay khi bạn bắt đầu nhận thấy máu hoặc đau khi đi tiểu. Điều trị thường bao gồm liệu trình kháng sinh. Nếu các triệu chứng vẫn còn, bạn nên quay lại bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ tiết niệu.
Nếu không được điều trị, UTI có thể lan lên đường tiết niệu và ảnh hưởng đến thận. Điều này khó điều trị hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu nhiễm trùng đi vào máu.
Đừng nỗ lực sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Chúng sẽ chỉ trì hoãn việc điều trị và khiến nhiễm trùng khó điều trị hơn.
Bác sĩ của bạn trước tiên sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác từ xét nghiệm cấy nước tiểu để chắc chắn rằng bạn đang bị UTI chứ không phải bệnh khác. Điều này cũng sẽ xác định xem nguyên nhân gây nhiễm trùng là vi khuẩn, virus hay nấm và từ đó quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Hầu hết trường hợp do vi khuẩn gây ra và được điều trị bằng kháng sinh. Nếu bạn nhiễm nấm, bạn sẽ được kê đơn thuốc chống nấm. Uống nhiều nước để hỗ trợ thải rửa đường tiết niệu của bạn.
Nếu bác sĩ nghi ngờ UTI đường niệu trên, bạn có thể phải trải qua chụp cắt lớp, xét nghiệm máu và cấy máu để kiểm tra xem nhiễm trùng đã lan vào máu hay chưa.
Đối với UTI trên nặng, bạn có thể được nhập viện để theo dõi nhằm đảm bảo thuốc đã được kê đơn tác động hiệu quả.
Bị UTI là một tình trạng cực kỳ khó chịu và có thể gây suy nhược. Phải nghỉ làm nhiều ngày hoặc gián đoạn thói quen hàng ngày để xử lý điều này không hề lý tưởng, vì vậy bạn sẽ muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân. Trong khi hầu hết trường hợp bị lại là do tái nhiễm bởi cùng một loại vi khuẩn, những trường hợp tái phát nhiều lần có thể là do bất thường ở cấu trúc đường tiết niệu. Bác sĩ có thể sắp xếp cho bạn làm các xét nghiệm để loại trừ tắc nghẽn hoặc các bất thường về cấu trúc khác. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: