Đúng hay sai? 5 Điều Bạn Từng Được Nghe Về Khả Năng Sinh Sản

Nguồn: Shutterstock

Đúng hay sai? 5 Điều Bạn Từng Được Nghe Về Khả Năng Sinh Sản

Cập nhật lần cuối: 05 Tháng Mười Một 2021 | 6 phút - Thời gian đọc

Những niềm tin phổ biến xung quanh các vấn đề về tình trạng sinh sản là gì, và liệu chúng có đúng không?

Bạn và người bạn đời của mình đã cố gắng thụ thai trong một khoảng thời gian có vẻ như nhiều năm mà vẫn không có kết quả? Vậy thì, không chỉ có bạn mới vậy đâu. Vô sinh là một vấn đề phổ biến có thể có tác động tâm lý rất nặng nề lên những bậc cha mẹ đầy khát khao. Không có gì nghi ngờ rằng bạn hẳn đã lướt qua internet hoặc nhận lời khuyên từ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè có ý tốt. Tuy nhiên, đôi khi thật khó để phân biệt đâu là thật và đâu là giả, nên hãy cùng xem xét một vài điều bạn có thể đã từng nghe về tình trạng vô sinh của nam nữ, và liệu chúng có đúng không.

Vô sinh là gì?

Vô sinh được định nghĩa là không thể thụ thai sau 12 tháng hoặc lâu hơn có quan hệ tình dục đều đặn, không dùng biện pháp tránh thai. Nó có thể là kết quả của các vấn đề sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới, hoặc là sự kết hợp của cả hai. Ở Singapore, khoảng 15% số các cặp vợ chồng bị ảnh hưởng.

Hãy xem xét một vài quan niệm sai lầm phổ biến, và sự thật (hoặc không thật) đằng sau chúng.

Quan Niệm Sai Lầm: Vô Sinh Là Vấn Đề Của Phụ Nữ

Tình trạng vô sinh của nữ giới chiếm hơn một phần ba số các trường hợp. Tuy nhiên, cả đàn ông và phụ nữ đều có thể gặp phải các vấn đề với hệ thống sinh sản của mình.

Các Nguyên Nhân Gây Vô Sinh Ở Phụ Nữ

Các vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ bao gồm:

  • Rối loạn sự rụng trứng, ảnh hưởng đến việc thả trứng phù hợp
  • Tắc nghẽn hoặc hư hỏng ống dẫn trứng
  • Polyp hoặc u xơ
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung, là một tình trạng trong đó các mô từ niêm mạc tử cung được tìm thấy ngoài tử cung như buồng trứng và ống dẫn trứng. Tình trạng viêm nhiễm từ bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây hư hại cho tinh trùng hoặc trứng, hoặc can thiệp vào chuyển động của chúng qua ống dẫn trứng và tử cung, khiến cho người phụ nữ khó thụ thai.

Các Nguyên Nhân Gây Vô Sinh Ở Nam Giới

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), chất lượng tổng thể của tinh dịch đã giảm thiểu toàn cầu trong những năm qua. Tương tự như vậy, các tổ chức chăm sóc sức khỏe ở Singapore đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng nam giới đang tìm kiếm các phương pháp điều trị khả năng có con trong vài năm qua.

Trong số nam giới, một vài nguyên nhân gây vô sinh bao gồm:

  • Bất thường trong việc sản xuất hoặc chức năng của tinh trùng, vốn có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng hoặc dẫn đến việc sản xuất thấp, thường được gọi là số lượng tinh trùng thấp.
  • Các vấn đề với việc phóng tinh trùng, như xuất tinh sớm.
  • Phơi nhiễm kéo dài với các hóa chất, ma túy và/hoặc bức xạ, hoặc sử dụng phòng xông hơi ướt hoặc bồn tắm nước nóng, cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng. Điều này có thể bao gồm việc hút thuốc lá và uống rượu, sử dụng ma túy, các thuốc được dùng cho một số tình trạng nhất định cũng như liệu pháp ung thư.

Vì các nguyên nhân gây vô sinh có thể là do các vấn đề về sinh sản của cả người nữ lẫn người nam, hoặc là một sự kết hợp của cả hai, điều quan trọng là cả những người có thể trở thành cha lẫn mẹ phải được kiểm tra các vấn đề sinh sản tiềm ẩn trước khi bắt đầu nỗ lực thụ thai.

Sự Thật: Vô Sinh Có Liên Hệ Đến Tuổi Của Phụ Nữ

Khả năng sinh sản và tuổi của phụ nữ

Phụ nữ nói chung sinh ra với khoảng 1 triệu quả trứng, và chất lượng của trứng dần dần giảm đi qua năm tháng, nên tuổi chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ở tuổi 35, số lượng trứng sẽ xuống đến 50,000 và đến kỳ mãn kinh là 1,000 quả hoặc ít hơn.

Một khi người phụ nữ trên 35 tuổi, cơ hội thụ thai tự nhiên của cô ấy giảm đi một nửa, và khi đến 41 tuổi, cơ hội của cô ấy sẽ tụt xuống còn chỉ 4%. Quá trình phân chia tế bào xảy ra trong suốt quá trình rụng trứng có thể trở nên bất thường, và điều này dẫn đến việc gia tăng rủi ro sẩy thai hoặc sinh ra một đứa bé bị rối loạn di truyền.

Tuy nhiên, vô sinh cũng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ. Ví dụ, phụ nữ dưới 40 tuổi bị thiểu năng buồng trứng nguyên phát (một tình trạng trong đó buồng trứng ngừng hoạt động bình thường do cạn kiệt hoặc rối loạn chức năng của các nang buồng trứng) hoặc những người bị chứng đa nang buồng trứng (một tình trạng mất cân bằng hormone can thiệp vào sự rụng trứng bình thường) sẽ thấy thách thức trong việc thụ thai.

Quan Niệm Sai Lầm: Bạn Nên Đi Khám Bác Sĩ Ngay Khoảnh Khắc Bạn Cảm Thấy Mình Có Thể Mắc Phải Vô Sinh

Khi một cặp vợ chồng không thành công trong nỗ lực thụ thai, thật tự nhiên khi sợ rằng vô sinh có thể là nguyên nhân. Tuy nhiên, nó có thể là một giả định non nớt vì các tình trạng tiềm ẩn như polyp, lạc nội mạc tử cung hoặc các vấn đề về số lượng tinh trùng có thể khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của việc cố gắng thụ thai, có thể sẽ có ích khi đi kiểm tra các tình trạng này, để chúng có thể được chỉnh sửa sớm.

Sàng Lọc Và Xét Nghiệm Vô Sinh

Các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai nên cân nhắc việc đi sàng lọc khả năng sinh sản. Ngoài việc ghi nhận chi tiết tiền sử bệnh lý, bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị một số xét nghiệm để kiểm tra các vấn đề phổ biến.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới, bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị:

  • Xét nghiệm hormone, có thể bao gồm các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone sinh dục thấp như testosterone
  • Siêu âm cơ quan sinh dục để có được hình ảnh cấu trúc và các cơ quan bên trong, nhằm kiểm tra các bất thường ở vùng sinh dục
  • Xét nghiệm di truyền để kiểm tra các tình trạng di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các xét nghiệm sàng lọc cho nữ giới có thể bao gồm:

  • Khám vùng chậu, để kiểm tra các tình trạng như u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra sự rụng trứng
  • Siêu âm hoặc X-quang (chụp tử cung vòi trứng cản quang) để kiểm tra buồng trứng và tử cung
  • Nội soi ổ bụng, trong đó một cái máy quay nhỏ được đưa vào bên trong để kiểm tra các cơ quan bên trong
  • Xét nghiệm hormone để xác định số lượng dự trữ buồng trứng của người phụ nữ, như Hormone Chống Mullerian (AMH).

Quan Niệm Sai Lầm: Giải Pháp Duy Nhất Cho Vô Sinh Là Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm (IVF)

Tùy chọn sinh sản

Đã hơn 40 năm kể từ khi ca sinh nở thành công đầu tiên của đứa bé được thụ thai bằng phương pháp IVF. Kể từ lúc đó, hơn 8 triệu em bé đã ra đời bằng phương pháp này. Tuy nhiên, trong khi đó chỉ là giải pháp duy nhất cho vô sinh, vẫn thường xảy ra trường hợp mọi người giả định rằng các cặp vợ chồng đang nỗ lực thụ thai sẽ thử IVF.

Để hiểu hơn về các vấn đề về sinh sản ảnh hưởng đến nam và nữ, các cặp vợ chồng được khuyến nghị đi sàng lọc khả năng sinh sản để các bác sĩ có thể khuyến nghị một phương pháp phù hợp cho họ.

Các Phương Pháp Điều Trị Vô Sinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân vô sinh, bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị một trong các phương pháp sau đây:

  • Theo dõi giai đoạn giao hợp chính xác để làm tăng cơ hội thụ thai.
  • Thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI), một hình thức thụ tinh nhân tạo liên quan đến việc đưa tinh trùng vào bên trong tử cung của người phụ nữ để tạo sự thuận lợi cho thụ tinh. Lựa chọn này bớt phức tạp hơn và tốn kém hơn IVF.
  • Phẫu thuật, vốn có thể được sử dụng để cải thiện số lượng tinh trùng nếu nguyên nhân là tắc nghẽn vận chuyển tinh trùng trong đường sinh dục.
  • Các chất chống oxi hóa như Vitamin C và Vitamin E cho bệnh nhân nam giới để làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • IVF, trong đó trứng và tinh trùng được thụ tinh ngoài môi trường cơ thể trong một phòng thí nghiệm. IVF là cần thiết khi các ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, hoặc khi phẫu thuật điều trị số lượng tinh trùng thấp không hiệu quả. Nếu các cặp vợ chồng đã thử các dạng điều trị khác và không thành công, IVF có thể giúp đỡ được. IVF có tỷ lệ thành công từ 30%-40% mỗi chu kỳ, và một vài cặp vợ chồng có thể cần đến hơn một chu kỳ để thụ thai.

Tuy nhiên, IVF không phải là một giải pháp duy nhất phù hợp cho tất cả mọi người nên điều quan trọng là hãy đến buổi tư vấn IVF với một tâm thế cởi mở và những kỳ vọng thực tế. Bạn sẽ cần phải trải qua nhiều xét nghiệm và buổi tham vấn và bạn sẽ cần phải hiểu đầy đủ về các rủi ro và yêu cầu, và quy trình sẽ bao gồm những gì.

Quan Niệm Sai Lầm: Sức Khỏe Chung Của Tôi Không Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Của Tôi

Các cặp vợ chồng nên tối ưu hóa sức khỏe tổng thể của họ khi đang cố gắng thụ thai. Điều này không chỉ có thể làm tăng cơ hội mang thai, mà nó còn có thể làm giảm thiểu rủi ro gặp phải các biến chứng trong khi mang thai. Ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên được đặc biệt khuyến nghị.

Các Yếu Tố Có Thể Ảnh Hưởng Đến Cơ Hội Mang Thai Của Bạn

  • Lượng caffein nạp vào cơ thể – Caffein là một trong những phương pháp phổ biến nhất để chống lại sự mệt mỏi. Tuy nhiên, những người phụ nữ tiêu thụ lượng caffein quá mức có thể cần nhiều thời gian hơn để mang thai. Trong một cuộc nghiên cứu, những người tiêu thụ lượng caffein nhiều nhất có 45% rủi ro phải chờ đợi hơn 9 tháng trước khi có thai.
  • Tiêu thụ rượu bia – Rượu bia gây ra một rủi ro cho những người phụ nữ đang cố gắng có thai khi nó làm giảm thiểu tỷ lệ thụ thai và làm tăng rủi ro sẩy thai. Trong khi không có mức giới hạn an toàn nào được xác định, bạn sẽ muốn nghĩ lại lần thứ hai trước khi uống hết ly rượu vang thứ hai hoặc thứ ba nếu bạn đang cố gắng thụ thai. Cũng như vậy, tiêu thụ rượu bia cũng đã được chứng minh là gây ra tình trạng vô sinh của nam giới.
  • Hút thuốc – Hút thuốc đã được chứng minh làm giảm thiểu số lượng tinh trùng ở nam giới. Nó cũng làm tăng khả năng sinh non hoặc sẩy thai. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng những người phụ nữ thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá của người khác, dù là người lớn hay trẻ em, có xu hướng gặp vấn đề với khả năng sinh sản hoặc chịu đựng tình trạng sẩy thai.
  • Căng thẳng – Căng thẳng ở cả nam và nữ đều có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của họ. Những người phụ nữ có mức độ căng thẳng cao có xu hướng rụng trứng không đều đặn trong khi căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức độ năng lượng và ham muốn sinh dục của nam giới.

Tình trạng vô sinh có thể cực kỳ bực bội. Tuy nhiên, nó không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ mang thai. Các buổi tư vấn với các chuyên gia về tình trạng sinh sản có thể mang đến cho bạn những nhận thức có giá trị về vô số các lựa chọn và giải pháp có sẵn để giúp bạn thụ thai thiên thần nhỏ của bạn.

(29 August 2018) What is a normal sperm count? Retrieved 18 March 2019 from https://www.healthline.com/health/mens-health/normal-sperm-count

(May 2017) Does his stress level affect your chances of getting pregnant? Retrieved 18 March 2019 from https://www.babycenter.com/404_does-his-stress-level-affect-your-chances-of-getting-pregnan_1411900.bc

(n.d.) Fertility health check. Retrieved 18 March 2019 from https://ilovechildren.sg/fertility-health-check-2018

(n.d.) Frequently asked questions – Endometriosis. Retrieved 18 March 2019 from https://www.acog.org/Patients/FAQs/Endometriosis?IsMobileSet=false

(n.d.) Infertility. Retrieved 18 March 2019 from https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/infertility

(8 October 2018) Ovulatory Dysfunction. Retrieved 29 March 2019 from https://www.centerforhumanreprod.com/infertilityedu/causes/ovulatorydysfunction/

(May 2009) Conditions that affect fertility. Retrieved 29 March 2019 from https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/Conditions-That-Affect-Fertility

(8 October 2018) Superovulation and Intrauterine Insemination. Retrieved 18 March 2019 from https://www.kkh.com.sg/patient-care/conditions-treatments/superovulation-intrauterine-insemination-problems-conceiving

(7 July 2017) Varicocele. Retrieved 29 March 2019 from https://patient.info/mens-health/scrotal-lumps-pain-and-swelling/varicocele

(12 January 2019) Rise in male infertility in Singapore mirrors global sperm crisis. Retrieved 18 March 2019 from https://www.businesstimes.com.sg/life-culture/rise-in-male-infertility-in-singapore-mirrors-global-sperm-crisis

(n.d.) Male infertility – Causes. Retrieved 18 March 2019 from https://urologyclinics.com/symptoms/infertility_m/causes.html

(12 January 2013) Almost one in six couples face infertility: study. Retrieved 18 March 2019 from https://www.reuters.com/article/us-couples-infertility-idUSBRE90A13Y20130111

(24 May 2017) Rushing for time: Why your age is key in fertility treatment. Retrieved 29 March 2019 from https://acrm.com.sg/patient-resource-centre/articles/age-key-factor-fertility-treatment/

(n.d.) Infertility Treatment: An Overview. Retrieved 29 March 2019 from https://web.stanford.edu/class/siw198q/websites/reprotech/New%20Ways%20of%20Making%20Babies/Causefem.htm

(5 December 2008) Second Hand Smoke Raises Odds of Fertility Problems in Women. Retrieved 29 March 2019 from https://www.urmc.rochester.edu/news/story/2309/second-hand-smoke-raises-odds-of-fertility-problems-in-women.aspx

(10 July 2017) Van Heertum, K & Rossi, B. Alcohol and fertility: how much is too much?. Retrieved 29 March 2019 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5504800/

(2012) Infertility. Retrieved 29 March 2019 from https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/infertility

(13 April 2021) Reproductive Health: Infertility. Retrieved 25 October 2021 from https://www.cdc.gov/reproductivehealth/infertility/index.htm

(14 September 2020) Infertility. Retrieved 25 October 2021 from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infertility

(n.d.) Infertility in Women: Causes and Treatment Options. Retrieved 25 October 2021 from https://www.healthxchange.sg/women/pre-pregnancy/infertility-women-causes-treatment

(n.d.) Infertility in Women: Causes and Treatment Options. Retrieved 25 October 2021 from https://www.healthxchange.sg/women/pre-pregnancy/infertility-women-causes-treatment

(3 February 2019) Everything You Need to Know About Infertility. Retrieved 25 October 2021 from https://www.healthline.com/health/infertility

(1 September 2021) Infertility. Retrieved 25 October 2021 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/symptoms-causes/syc-20354317

(1 September 2021) Infertility. Retrieved 25 October 2021 from https://www.healthline.com/health/infertility#diagnosis

(20 November 2020) Low Sex Drive (Hypogonadism). Retrieved 25 October 2021 from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15216-low-sex-drive-hypogonadism
Bài viết liên quan
Xem tất cả