Dr Koo Oon Thien Kevin
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Mắt cá chân là bộ phận cơ thể thường xuyên bị chấn thương nhất trong thể thao, chiếm 10 - 15% tổng số chấn thương thể thao. Chấn thương mắt cá chân phổ biến nhất là bong gân.
Bong gân mắt cá chân liên quan đến việc các dây chằng bị rách hoặc kéo giãn khi mắt cá chân bị vặn hoặc xoay. Dây chằng là những sợi chắc khỏe có tác dụng hỗ trợ cho mắt cá chân. Bong gân có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau và có thể được phân loại như sau:
Nhiều người cho rằng bong gân mắt cá chân là những chấn thương nhỏ không cần chăm sóc y tế. Tình trạng người bệnh cố chịu đựng để mắt cá chân tự lành trong 2 - 8 tuần là rất phổ biến. Một quan niệm sai lầm khác là một khi cơn đau hoặc sưng ở mắt cá chân đã giảm bớt, thì mắt cá chân được xem là đã hoàn toàn hồi phục sau chấn thương. Tuy nhiên, tham gia vào các hoạt động thể chất quá sớm sau một chấn thương bong gân ở mắt cá chân có thể dẫn đến chấn thương kéo dài hoặc cơn đau tái phát. Thực tế, khoảng 20% bệnh nhân bị bong gân mắc phải chứng mắt cá chân mất ổn định mãn tính.
Mất ổn định mãn tính ở mắt cá chân nói đến việc mặt ngoài của mắt cá chân liên tục bị trẹo ngược. Tình trạng này phát triển khi một chấn thương ở mắt cá chân không được chữa lành đầy đủ. Các triệu chứng của chứng mất ổn định mãn tính của mắt cá chân bao gồm:
Các bệnh nhân có tiền sử bong gân tái phát nhiều lần, bong gân mức độ nghiêm trọng cao, suy yếu chi dưới hoặc mất thăng bằng tư thế dễ bị phát triển chứng mắt cá chân mất ổn định mãn tính hơn. Tình trạng này thường được thấy ở những người tham gia các hoạt động thể thao như chạy đường mòn, bóng rổ, tennis và bóng đá. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến cộng đồng nói chung, đặc biệt là các nhóm cá nhân có tiền sử bị ngã hoặc người hay đi trên bề mặt không bằng phẳng. Nếu không được điều trị, chứng mắt cá chân mất ổn định mãn tính có thể dẫn đến viêm khớp mắt cá chân.
Thuốc và vật lý trị liệu thường được khuyến nghị cho chứng mắt cá chân mất ổn định mãn tính. Các loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất là thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm
Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập thể dục để làm mạnh, giúp cải thiện thăng bằng và rèn luyện lại cơ bắp. Nếu mắt cá chân không phục hồi hoặc nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng mất ổn định hoặc bong gân mắt cá chân nhiều lần sau 3 tháng vật lý trị liệu, thì phẫu thuật sẽ được khuyến nghị. Mục đích của phẫu thuật là làm ổn định các dây chằng mắt cá chân bị yếu hoặc lỏng lẻo để cải thiện tính ổn định cơ học của mắt cá chân và phục hồi toàn bộ chức năng.
Phẫu Thuật Mở Phục Hồi Broström-Gould là phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến nhất để phục hồi/sửa chữa dây chằng mắt cá chân. Tuy nhiên, trong thập kỷ trước, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS) sử dụng Kỹ thuật Phục Hồi Broström-Gould Nội Soi đã được các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ưa chuộng hơn.
So với phẫu thuật mở, MIS như kỹ thuật nội soi thường hay được chọn hơn do các ưu điểm sau:
Mặc dù MIS làm giảm khả năng xảy ra biến chứng, nhưng giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn. Các biến chứng sau có thể xảy ra:
Sau phẫu thuật, mắt cá chân của bạn sẽ được bó bột. Bạn sẽ được phép về nhà trong ngày làm thủ thuật, vì vậy bạn nên sắp xếp để có người lái xe đưa về.
Bạn sẽ gặp phải cảm giác đau nhẹ ở mắt cá chân trong vài ngày sau phẫu thuật. Để giảm thiểu cơn đau này, bạn sẽ được kê đơn các loại thuốc giảm đau. Bạn cũng sẽ được khuyên giữ chân nâng cao.
Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ yêu cầu bạn tái khám sau khoảng 14 ngày để tháo chỉ. Sau đó, nẹp bột sẽ được thay thế bằng ủng cố định có thể tháo lắp mà bạn sẽ cần sử dụng trong vài tuần. Bạn cũng sẽ được khuyên thực hiện các bài tập vận động mắt cá chân để hỗ trợ quá trình hồi phục của bạn.
Nếu bạn mắc phải chứng mắt cá chân mất ổn định mãn tính và vật lý trị liệu đã được chứng minh là không hiệu quả, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để đánh giá tình trạng của bạn và xem bạn có phù hợp để được làm thủ thuật này hay không.