Alban Ma Irene Noble
Medical Advisor
Nguồn: Shutterstock
Medical Advisor
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sử dụng glucose, đóng vai trò là nguồn năng lượng chính. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn hoặc sản sinh không đủ insulin hoặc không thể sử dụng nó một cách hiệu quả, từ đó có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng kể ở Singapore, ảnh hưởng đến ước tính khoảng 34% dân số ở độ tuổi 50–59, theo Khảo sát Sức khỏe Dân số Quốc gia năm 2020. Đây là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu từ năm 2022 đến năm 2023, chiếm 1,2% số ca tử vong, tăng so với mức 1,1% của năm 2021. Nó cũng là một yếu tố chính góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, bệnh thận và mù lòa.
May mắn thay, có nhiều cách để kiểm soát bệnh tiểu đường, một trong số đó là chế độ ăn uống được kiểm soát. Bài viết này khám phá cách thức nhịn ăn gián đoạn có thể được kết hợp vào một kế hoạch toàn diện quản lý bệnh tiểu đường, và liệu đây có phải bước đi đúng đắn cho bạn.
Khi nhịn ăn gián đoạn, bạn giới hạn lượng thực phẩm ăn vào trong các khung giờ nhất định, có thể từ vài giờ đến vài ngày. Phương pháp 16/8, chế độ ăn 5:2, phương pháp ăn-ngừng-ăn (đôi khi được biết đến là "nhịn ăn 24 giờ"), và nhịn ăn cách ngày là một vài ví dụ của các chế độ ăn kiêng nhịn ăn gián đoạn.
Trái ngược với chế độ ăn 5:2 vốn yêu cầu ăn uống bình thường trong 5 ngày trước khi giới hạn calo ở mức 500-600 vào 2 ngày riêng biệt, kỹ thuật 16/8 yêu cầu nhịn ăn trong 16 tiếng và ăn trong khung giờ 8 tiếng. Nhịn ăn cách ngày luân phiên giữa các ngày bạn ăn uống bình thường và các ngày bạn nhịn ăn, trong khi phương pháp ăn-ngừng-ăn, hay "nhịn ăn 24 giờ", yêu cầu bạn hoàn toàn nhịn ăn trong vòng 1 hoặc 2 ngày không cách quãng trong tuần.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là nhịn ăn gián đoạn có thể không phù hợp với tất cả mọi người mắc bệnh tiểu đường và không phải là phương pháp kiểm soát bệnh dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó có thể là một công cụ hữu ích khi được sử dụng trong một kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường toàn diện.
Lợi ích đầu tiên của việc nhịn ăn gián đoạn là giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh là cải thiện lượng đường trong máu. Việc hạn chế các bữa ăn vào thời gian cụ thể sẽ giúp kiểm soát việc giải phóng glucose vào máu, từ đó dẫn đến giảm lượng đường trong máu lúc đói. Đối với người mắc tiểu đường loại 2, nhịn ăn gián đoạn được chứng minh là làm giảm mức glucose lúc đói đến 5.6%.
Ngoài ra, nhịn ăn còn được phát hiện là tăng độ nhạy của insulin, hay khả năng cơ thể phản ứng với insulin và sử dụng glucose hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy nhịn ăn gián đoạn cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức insulin của những người tiền tiểu đường.
Điều này dẫn đến một lợi ích khác của nhịn ăn gián đoạn – nó có thể hỗ trợ kiểm soát tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường là tình trạng xuất hiện khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để được phân loại là bệnh tiểu đường loại 2. Vì nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện kiểm soát đường huyết và độ nhạy insulin, nên nó có thể giúp ngăn ngừa hay làm chậm tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 ở những người tiền tiểu đường.
Bên cạnh việc kiểm soát tiền tiểu đường, nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh là hỗ trợ giảm cân thông qua việc giảm lượng calo hấp thu và tăng cường trao đổi chất. Theo Bộ Y Tế, 36.2% người trưởng thành tại Singapore bị thừa cân hoặc béo phì, khiến họ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hơn.
Khi một người bị bệnh tiểu đường loại 2 giảm được một lượng cân vừa phải thông qua việc kết hợp nhịn ăn gián đoạn và hoạt động thể chất, tình trạng bệnh của họ có thể được kiểm soát tốt hơn, và những biến chứng nặng có thể được trì hoãn. Giảm cân cũng hỗ trợ trong việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, điều này tối quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc thực hiện nhịn ăn gián đoạn có thể không phù hợp với tất cả những người mắc bệnh tiểu đường, và có một vài tiềm năng tiêu cực khi áp dụng chế độ ăn này.
Một số người có thể gặp khó khăn trong việc tuân thủ lịch ăn uống nghiêm ngặt và có thể phải đối mặt với đói, mệt mỏi, và những triệu chứng khác khi nhịn ăn. Quan trọng là hãy lắng nghe các tín hiệu từ cơ thể của bạn và thay đổi khi cần. Nếu bạn chưa quen với nhịn ăn gián đoạn, bạn nên bắt đầu thận trọng và tăng dần thời gian nhịn ăn theo thời gian.
Các cá nhân có mắc các bệnh nhưgan hoặc thận không nên theo chế độ ăn này mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra, nhịn ăn gián đoạn có thể gây hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường. Hạ đường huyết, hay lượng đường trong máu thấp, có thể xảy ra nếu bạn uống thuốc trị tiểu đường và không ăn đủ thức ăn trong khung giờ ăn của mình. Tăng đường huyết, hay lượng đường trong máu cao, có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều khi trong khung giờ ăn hoặc không uống thuốc đúng như được kê đơn.
Trước khi áp dụng nhịn ăn gián đoạn cho bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký. Họ có thể giúp bạn tạo ra một chiến lược đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn và xác định xem nhịn ăn gián đoạn có phù hợp với bạn hay không.
Ngoài nhịn ăn gián đoạn, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tham gia tập thể dục thường xuyên và tuân thủ bất kỳ loại thuốc theo toa nào cũng rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường có thể được giảm bớt bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất, có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Khi được đưa vào kế hoạch chăm sóc bệnh tiểu đường kỹ lưỡng, nhịn ăn gián đoạn có thể là một chiến lược hữu ích nếu nó phù hợp với bạn.
Healthier SG là một sáng kiến quốc gia của Bộ Y tế (MOH) nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận và giá cả phải chăng cho dịch vụ chăm sóc phòng ngừa, trao quyền cho người Singapore sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Các phòng khám Parkway Shenton là các phòng khám Healthier SG đã đăng ký và bằng cách đăng ký với chúng tôi, bạn sẽ tự động trở thành thành viên của chương trình Parkway Plus.
Hãy bắt đầu hành trình Healthier SG của bạn với chúng tôi ngay hôm nay bằng cách sử dụng ứng dụng HealthHub của bạn (Xem Câu hỏi thường gặp tại đây). Để được giải đáp thắc mắc hoặc hỗ trợ về việc đăng ký Parkway Plus hoặc Healthier SG, hãy gọi đến đường dây nóng Healthier SG của chúng tôi theo số 6233 9620.