Dr Yue Wai Mun
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Cột sống, thường được gọi là xương sống, cung cấp sự bền vững cho cơ thể và cho phép chúng ta di chuyển một cách linh động. Khi già đi, cột sống trải qua những thay đổi do thoái hóa, hay còn gọi là mài mòn và hao mòn do hoạt động thường ngày.
Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cột sống, bao gồm xương, khớp, dây chằng (những dải mô liên kết sợi chắc chắn giúp ổn định cột sống), và đĩa đệm (những cấu trúc mềm nằm giữa các đốt xương, có vai trò giảm shock).
Qua năm tháng, mài mòn và hao mòn này ở cột sống có thể dẫn đến sự mất mát dần dần về cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống.
Tuổi tác có thể chỉ là một con số, nhưng dưới đây là cách chúng ta có thể nhận biết việc sử dụng cột sống hàng ngày trong các hoạt động thường nhật đang dần gây ra một số triệu chứng phiền phức. Nhiều trong số đó có thể gây bất tiện đến cho các hoạt động hàng ngày của chúng ta.
Những triệu chứng này bao gồm:
Tuổi tác sẽ đi kèm với mài mòn và hao mòn. Khi cột sống của chúng ta già đi cùng với cơ thể, các biến chứng như viêm khớp cột sống hoặc hẹp ống sống có thể phát triển.
Viêm khớp cột sống
Viêm khớp cột sống là trình trạng các khớp ở cột sống bị viêm. Dù phần lớn là do mài mòn và hao mòn, tình trạng này cũng có thể do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh tự miễn gây ra, chẳng hạn như viêm xương khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng, và viêm khớp ruột.
Những người mắc bệnh viêm khớp cột sống có thể trải qua các triệu chứng sau:
Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cột sống tăng cao ở những người từ 60 tuổi trở lên, béo phì, và là nữ giới. Những người nằm trong nhóm rủi ro cao còn bao gồm những người có tiền sử bị thương cột sống (chẳng hạn như chấn thương), những người làm công việc thường xuyên gây áp lực lên lưng (chẳng hạn như những công việc đòi hỏi phải bê vác nặng), và những người bị vẹo cột sống.
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống phát triển khi khoảng trống trong ống sống bị thu hẹp lại. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cổ và phần lưng dưới của cột sống.
Hẹp ống sống có thể phát triển như một hệ quả của viêm khớp cột sống. Nếu tình trạng viêm trong viêm khớp cột sống kéo dài, gai xương có thể phát triển trên cột sống. Những gai xương này có thể xâm chiếm vào khoảng trống bên trong cột sống, và gây ra hẹp ống sống.
Mài mòn và hao mòn của cột sống có thể khiến các đĩa đệm nhô ra trong ống sống, hoặc làm các dây chằng của cột sống dày lên. Những tình trạng này cũng dẫn đến hẹp ống sống. Ngoài mài mòn và hao mòn tự nhiên, các nguyên nhân có thể gây ra hẹp ống sống khác bao gồm chấn thương gây trật khớp hoặc gãy xương cột sống, và sự phát triển của khối u trong cột sống.
Các triệu chứng của hẹp ống sống bao gồm:
Nguy cơ mắc hẹp ống sống cao hơn ở những người từ 50 tuổi trở lên, và những người mắc chấn thương ở lưng, bệnh vẹo cột sống, hoặc mắc các bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và cơ.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt khi nói đến vấn đề bảo vệ lưng của chúng ta. Các chiến lược sau đây có thể giúp chúng ta chăm sóc lưng mình tốt hơn, khuyến khích có được một cột sống khỏe mạnh, và ngăn ngừa các biến chứng về thoái hóa:
Chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) cột sống là những loại hình ảnh giúp chẩn đoán tình trạng thoái hóa cột sống. Nếu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa vì cảm thấy cột sống không ổn, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi về lịch sử điều trị và tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho bạn.
Các thử nghiệm dưới dây cũng có thể được thực hiện để xác nhận chẩn đoán:
Các bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau và vật lý trị liệu như phương thức điều trị đầu tay cho các tình trạng này.
Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ được khuyến nghị nếu các triệu chứng của bạn rất nghiêm trọng – ví dụ như trường hợp cơn đau kéo dài bất kể đã dùng thuốc, vật lý trị liệu, hoặc nếu có các dấu hiệu cho thấy dây thần kinh cột sống đang gặp áp lực.
Loại phẫu thuật được thực hiện cho bệnh viêm khớp cột sống và hẹp ống sống được gọi là phẫu thuật cắt mỏm khớp.
Phẫu thuật cắt mỏm khớp, hay còn gọi là phẫu thuật giảm tải cột sống, được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Phương pháp này bao gồm việc cắt bỏ mỏm khớp, là phần phía sau của cột sống. Mục tiêu của thủ thuật là tạo ra thêm không gian trong ống sống, nhằm giảm tải áp lực lên dây thần kinh. Trong một số trường hợp, sự ổn định của các phần cột sống đã được phẫu thuật có thể được cải thiện bằng việc sử dụng đinh vít, ốc vít, thanh nối, hoặc vật liệu ghép xương.
Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trải qua bất kỳ điều nào sau đây:
Một bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình sẽ có khả năng chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, và gợi ý các lựa chọn điều trị phù hợp.