Dr Koo Oon Thien Kevin
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Chấn thương thể chất không hề phân biệt độ tuổi, có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong ngày.
Cả người già và người trẻ đều dễ bị sang chấn như bong gân, căng cơ hay gãy xương. Một đứa trẻ có thể bị bong gân mắt cá chân sau lần đầu tiên ngã xe đạp. Một phụ nữ ở độ tuổi 50 có thể cảm thấy cơn đau đột ngột ở cổ tay do trọng lượng hoặc cường độ công việc nhà hằng ngày, và một lần trượt chân nhẹ có thể dẫn đến hiện tượng rạn xương.
Thật vậy, bong gân, căng cơ và gãy xương là những dạng chấn thương phổ biến với một triệu chứng chung - đau nhức ở vùng da bị ảnh hưởng. Vậy, làm thế nào bạn có thể xác định được vết thương thuộc dạng nào? Hãy đọc tiếp trong khi chúng ta phân tích cả 3 loại chấn thương và làm rõ các điểm khác biệt.
Căng cơ xảy ra khi cơ bắp hoặc gân của bạn bị xoắn vặn, kéo giãn quá mức hoặc rách. Căng cơ có thể xảy ra sau một cú ngã hoặc là hệ quả lâu dài của các chuyển động lặp đi lặp lại gây ra việc sử dụng cơ bắp quá mức.
Nói cách khác, căng cơ có thể xảy ra đột ngột (còn được gọi là căng cơ cấp tính) chẳng hạn như sau khi nhấc một vật nặng hoặc phát triển chậm chạp theo thời gian (còn được gọi là căng cơ mãn tính) do các hành động lặp đi lặp lại như khi chơi thể thao hoặc làm việc nhà hàng ngày.
Các vị trí thường bị căng cơ là chân, cổ tay, cổ, đầu gối, bàn chân và lưng.
Cách tốt nhất để phân biệt căng cơ với bong gân hoặc gãy xương là nắm vững các triệu chứng của nó. Các triệu chứng của căng cơ bao gồm:
Đối với căng cơ mãn tính, rất có thể bạn sẽ trải qua một số triệu chứng cứng khớp ở khu vực ảnh hưởng và sẽ lắng dịu khi được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tham gia vào hoạt động giống vậy mà không nghỉ ngơi đầy đủ, khu vực bị ảnh hưởng không thể lành lại và điều này có thể dẫn đến cơ bắp và gân bị rách và/hoặc viêm. Điều này thường dẫn đến cơn đau nhói, tê dại hoặc cảm giác bị ngứa ran. Với việc tiếp tục sử dụng vùng da bị ảnh hưởng quá thường xuyên, vết căng cơ có thể phát triển thành chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại (RSI), chẳng hạn như viêm gân.
Mục tiêu chính của việc điều trị căng cơ là giảm nhẹ sự khó chịu và giảm viêm sưng tại chỗ. Bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát cơn đau cũng như tuân thủ quy tắc R.I.C.E.
Quy tắc R.I.C.E. viết tắt của từ:
REST (Nghỉ ngơi) – Để vùng da bị ảnh hưởng được nghỉ ngơi ngay khi cảm nhận được cơn đau. Nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong ít nhất 48 giờ. Không cố chịu đựng cơn đau bằng cách tiếp tục tham gia vào các hoạt động cần sử dụng vùng da bị ảnh hưởng vì điều này có thể làm vết căng cơ trở nên tệ hơn và khiến quá trình phục hồi kéo dài.
ICE (Chườm đá) – Chườm lạnh vùng da bị ảnh hưởng khoảng 15 phút, cách mỗi 2-3 giờ. Điều quan trọng là không được chườm đá lạnh trực tiếp trên da vì nó có thể gây ra tê cóng. Thay vào đó, hãy quấn túi đá trong một chiếc khăn tắm. Nếu bạn không có túi đá, một túi đậu Hà Lan hoặc ngô đông lạnh cũng có tác dụng tương tự.
COMPRESSION (Băng ép) – Giảm viêm sưng bằng cách quấn vùng da bị ảnh hưởng trong băng thun y tế. Tránh quấn băng quá chặt vì nó có thể cản trở lưu lượng máu. Nếu bạn không chắc về cách băng bó đúng cách, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của chuyên viên y tế.
ELEVATION (Nâng cao) – Giữ vùng da bị thương cao hơn mức tim của bạn để giảm thiểu cơn đau và tình trạng viêm sưng. Ví dụ, nếu bạn căng gân ở mắt cá chân, hãy gác chân lên vị trí tay vịn của ghế sofa hoặc nâng chân lên bằng gối.
Bong gân xảy ra khi dây chằng của bạn bị rách, xoắn vặn hoặc kéo giãn quá mức. Dây chằng là các mô sợi chắc chắn thường nằm quanh các khớp. Vai trò của chúng là kết nối các khớp xương này với nhau hoặc với các sụn. Đây là nguyên do các vị trí dễ bị bong gân nhất là mắt cá chân, cổ tay và ngón tay, trong đó bong gân mắt cá chân là phổ biến nhất.
Bong gân thường là cấp tính. Nó xảy ra tức thời khi dây chằng của bạn bị kéo căng và rách, chẳng hạn như do tác động từ một cú ngã hoặc do vô tình va đập vào vật gì đó. Các triệu chứng của bong gân bao gồm:
Tương tự như cách điều trị căng cơ, có thể sẽ sử dụng thuốc giảm đau và tuân thủ quy tắc R.I.C.E để điều trị vùng da bị bong gân. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bong gân, bạn có thể được yêu cầu ngừng hoạt động mạnh trong vòng một vài tháng.
Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị vật lý trị liệu là một phần trong quá trình hồi phục của bạn. Trong các hoạt động trị liệu, bạn có thể học một loạt các bài tập để tăng cường sức mạnh cho vùng bị thương và lấy lại khả năng vận động.
Gãy xương là tình trạng một phần của xương hoặc toàn bộ xương bị gãy. Trong khi điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai, người cao tuổi và người có mật độ xương thấp hơn thường có nguy cơ cao hơn. Mức độ nghiêm trọng của vết gãy phụ thuộc vào mức độ của lực gây ra gãy xương.
Các triệu chứng thường gặp của gãy xương bao gồm:
Trước tiên, một chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Nếu bạn nghi ngờ rằng bản thân hoặc ai đó bạn quen biết bị gãy xương, cần tới sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất đối với vùng da bị thương và đưa ra đề nghị chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Nếu vết thương được chẩn đoán là gãy xương, kế hoạch điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí vết gãy cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.
Một số loại gãy xương phổ biến:
Việc điều trị có thể bao gồm sử dụng bó bột để ổn định xương bị gãy, hoặc phẫu thuật để định vị lại các đoạn xương bị gãy và cố định vùng xương bị thương.
Bạn thường sẽ cần một khoảng thời gian hồi phục dài hơn so với bong gân và căng cơ. Bác sĩ cũng có thể tư vấn vật lý trị liệu để giúp bạn lấy lại khả năng vận động và sự tự tin khi sử dụng vùng da bị thương.
Không thể hoàn toàn tránh được bong gân, căng cơ hay gãy xương, nhưng mức độ nghiêm trọng của các vết thương có thể được giảm thiểu. Nạp đủ lượng canxi có thể giúp duy trì mật độ xương khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ gãy xương. Tham gia vào các bài tập thể dục nhằm tăng cường sức mạnh và ổn định các cơ bắp hỗ trợ khớp cũng có thể giúp làm giảm cơ hội mắc phải bong gân và căng cơ.