Dr Ting Hua Sieng
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Sa tử cung là tình trạng tử cung tụt xuống trong ống âm đạo do các cơ, mô, và dây chằng vùng chậu không thể nâng đỡ khối lượng cơ thể. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác, như bàng quang hoặc trực tràng. Tổng thể của tình trạng này được biết đến với tên gọi sa cơ quan vùng chậu.
Sự yếu đi hoặc thả lỏng cơ bắp có thể khiến tử cung lún sâu hoặc hoàn toàn sa hẳn ra khỏi cơ thể qua nhiều giai đoạn khác nhau:
Sa tử cung là một tình trạng phổ biến. Nguy cơ mắc phải tình trạng này gia tăng theo độ tuổi, do sự mất mát tự nhiên của hóc-môn estrogen. Nhiều ca sinh thường cũng làm tăng rủi ro sa tử cung.
Yếu tố rủi ro của sa tử cung bao gồm:
Sa tử cung thường đi kèm với sa các cơ quan vùng chậu khác. Những tình trạng này bao gồm:
Trường hợp sa tử cung nghiêm trọng có thể di dời một phần niêm mạc tử cung, khiến phần này nhô ra ngoài cơ thể. Khi mô âm đạo cọ vào quần áo, vết lở loét âm đạo có thể xảy ra.
Mặc dù không thể phòng ngừa chắc chắn sa tử cung, các thay đổi về lối sống có thể giúp bạn giảm rủi ro. Những thay đổi này bao gồm:
Sa tử cung xảy ra qua nhiều giai đoạn. Trong những trường hợp nhẹ, tử cung có thể chỉ tụt xuống một chút và không cần đến điều trị. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tử cung tụt đến mức đáng kể hoặc có thể lồi hẳn ra ngoài âm đạo. Một số phụ nữ không có triệu chứng, trong khi số khác nhận thấy những dấu hiệu sau đây:
Sa tử cung diễn ra khi nhóm cơ bắp và dây chằng giữ tử cung tại chỗ trở nên yếu đi, dẫn đến tử cung tụt xuống trong âm đạo. Sa tử cung có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ có các đặc điểm sau:
Để kiểm tra liệu bạn có bị sa tử cung hay không, bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa vùng chậu. Bạn cũng có thể được yêu cầu rặn hoặc tạo áp lực như đang cố gắng đi cầu, hay siết chặt các cơ vùng chậu như đang cố gắng ngưng dòng tiểu.
Những xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu, ví dụ như nội soi bàng quang để kiểm tra bàng quang và niệu đạo, hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra thận, tử cung, và các cơ quan vùng chậu khác. Những xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ xác nhận liệu bạn có sa tử cung và mức độ nghiêm trọng của nó.
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn một trong các phương pháp sau đây:
Những quy trình này có thể là những phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, ví dụ như nội soi ổ bụng, trong khi những kỹ thuật khác, được thực hiện qua ngả âm đạo hoặc ổ bụng thì không. Dưới đây là một vài trong số các lựa chọn điều trị có thể được chuyên gia tư vấn cho bạn.
Trong phẫu thuật cắt tử cung qua ngả âm đạo, tử cung được cắt bỏ thông qua âm đạo mà không cần rạch bụng. Quy trình này nhìn chung có ít biến chứng hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn, khiến nó trở thành một lựa chọn được ưu tiên mỗi khi có thể. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phù hợp với tất cả phụ nữ.
Phẫu thuật cắt tử cung qua ngả nội soi ổ bụng đòi hỏi vài vết rạch nhỏ trong ổ bụng. Qua những vết rạch này, một ống nội soi (một camera nhỏ) được đưa vào, để bác sĩ phẫu thuật có thể quan sát được các cơ quan vùng chậu, và đồng thời cắt bỏ phần tử cung bị ảnh hưởng cũng
Cắt tử cung qua ngả bụng nghĩa là tử cung được loại bỏ thông qua một vết rạch ở vùng bụng dưới. So sánh với kỹ thuật cắt tử cung qua ngả nội soi ổ bụng hoặc âm đạo, phương pháp này có nhiều rủi ro biến chứng hơn, và có thời gian phục hồi lâu hơn.
Đau đớn, chảy máu, ra huyết âm đạo, và táo bón là những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật cắt tử cung. Những tác dụng phụ khác có thể gặp phải tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện.
Quy trình này không đi kèm với việc cắt bỏ buồng trứng, nhưng vẫn có thể tác động đến buồng trứng. Nghiên cứu cho thấy kỳ mãn kinh có thể đến sớm hơn do kết quả của cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những tác động dài hạn của cắt tử cung lên chức năng hoạt động của buồng trứng.
Quy trình này bao gồm việc cắt bỏ cả tử cung và buồng trứng. Buồng trứng sản sinh các hóc-môn nữ estrogen và progesterone. Nếu không có những cơ quan này, một phụ nữ sẽ trải qua các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, khô âm đạo, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, tăng cân, rụng tóc, và khô da.
Độ dài của những triệu chứng này sẽ thay đổi theo từng trường hợp. Bác sĩ có thể khuyến nghị liệu pháp thay thế hóc-môn để kiểm soát các triệu chứng này.
Bạn sẽ nhận được những hướng dẫn cụ thể từ nhân viên chăm sóc sức khỏe về cách chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Nhìn chung, hướng dẫn thường bao gồm:
Thời gian lưu trú tại bệnh viện và giai đoạn phục hồi sau đó sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình phẫu thuật, phạm vi phẫu thuật, và sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn trong vòng vài ngày đầu tiên, đi kèm dịch âm đạo và máu chảy. Bạn cũng sẽ được yêu cầu đi lại khi nào có thể, bởi nó sẽ ngăn chặn tình trạng máu đông trong khu vực được phẫu thuật. Bạn cũng có thể sẽ được kê thuốc giảm đau và ngăn cục máu đông.
Trong thời gian hồi phục, bạn cần nghỉ ngơi nhiều giữa những lúc vận động càng nhiều càng tốt, ví dụ như đi bộ quãng ngắn và tăng dần quãng đường. Bạn nên tránh nâng vác vật nặng cho đến khi bác sĩ cho phép. Trong suốt 6 tuần đầu tiên, không đặt bất kỳ vật gì vào trong âm đạo, ví dụ như dụng cụ thụt rửa âm đạo hay băng vệ sinh dạng tampon, và tránh quan hệ tình dục.
Điều quan trọng là phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc hậu phẫu, và các chỉ dẫn này bao gồm thuốc cần uống, chế độ ăn cần theo, và các hoạt động thể chất. Bạn cũng nên theo dõi các buổi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ các biến chứng tiềm ẩn hay dài hạn nào khác.
Sa tử cung, nếu không được điều trị, có thể chuyển biến xấu thành căn bệnh gây đau đớn hoặc tác động đến các cơ quan khác, và cản trở chức năng ruột và/hoặc bàng quang. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên hoặc nghi ngờ có bất kỳ bất thường nào, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa phụ sản để thảo luận về những lựa chọn điều trị.