-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Đ: Nếu bạn bị huyết áp cao, tránh dùng quá nhiều muối và đồ uống có cồn, hút thuốc, hoặc tăng cân vì những điều này có thể làm bệnh trạng thêm nặng. Giảm và học cách kiểm soát căng thẳng cũng có thể giúp ích.
Ngoài ra, thường xuyên tập các bài tập thể dục cho tim mạch hoặc thể dục nhịp điệu sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho tim và giảm huyết áp. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe.
Các bài tập thể dục cho tim mạch hoặc thể dục nhịp điệu bao gồm:
Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa để giảm huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch tốt. Đặt mục tiêu:
Đ: Đái tháo đường và tăng huyết áp có chung nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và thường cùng xảy ra. Khi bị đái tháo đường, máu với lượng glucose cao có thể làm tổn thương mạch máu và thận dẫn đến huyết áp cao.
Đ: Nội tiết tố của RAAS điều hòa huyết áp bằng cách điều hòa mức hấp thụ natri và nước trong thận. Rối loạn chức năng RAAS có thể dẫn đến tăng huyết áp mạn tính.
Đ: Cholesterol cao và tăng huyết áp thường song hành cùng nhau và do cùng các vấn đề về lối sống gây ra. Cả hai bệnh lý này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu.
Đ: Rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến huyết áp cao khi tuyến giáp không sản sinh ra đủ nội tiết tố tuyến giáp (suy giáp) hoặc sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố tuyến giáp (cường giáp).
Đ: Nếu phát hiện thấy huyết áp cao, nằm xuống thoải mái và thở sâu để thư giãn. Thư giãn giúp làm chậm nhịp tim và giảm áp lực của dòng máu tác động lên mạch máu. Thiền cũng có thể có ích.
Đ: Nhìn chung, huyết áp cao chưa được xác định là nguyên nhân gây sốt.
Đ: Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm huyết áp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tập thể dục khác nhau tùy mỗi người và tùy vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, cường độ tập và việc kiểm soát các yếu tố khác góp phần gây tăng huyết áp.
Đ: Bạn có thể bị tăng huyết áp khi đau tim do phản ứng của cơ thể trước tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, đau tim cũng có thể làm giảm huyết áp vì mô tim bị tổn thương bơm ít máu đến cơ thể hơn.
Đ: Một số thuốc huyết áp như amlodipine có thể dẫn đến ngứa da. Ngứa có thể là do dị ứng với thuốc hoặc do bệnh lý tiềm ẩn ở gan. Đảm bảo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải tác dụng phụ bất kỳ do thuốc.
Đ: Huyết áp cao xuất hiện trong thời kỳ mang thai gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Tình trạng này thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai hoặc khi gần sinh. Huyết áp hầu như sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu bạn bị tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai, bạn có nguy cơ gặp các biến chứng như tiền sản giật (tổn thương thận hoặc gan) và sản giật (co giật) trong và sau khi mang thai. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc kiểm soát tình trạng tăng huyết áp trong thời gian mang thai.
Đ: Thuốc tăng huyết áp chỉ mua được khi có đơn thuốc của bác sĩ và không thể mua mà không cần kê đơn.
Đ: Một trong các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp là tiền sử gia đình. Nếu bạn có cha mẹ hoặc họ hàng bị huyết áp cao, bạn có khả năng bị bệnh này cao hơn.
Đ: Có, bạn vẫn đủ điều kiện hiến máu nếu bạn đáp ứng các điều kiện sau:
Đ: Tăng huyết áp là bệnh mạn tính có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc.
Đ: Tăng huyết áp là bệnh lý nghiêm trọng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, não, thận và các bệnh khác nếu không được điều trị.
Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575
Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777