Chênh lệch chiều dài chi - Triệu chứng & Nguyên nhân

Chênh lệch chiều dài chi là gì?

Chênh lệch chiều dài chi (LLD) hoặc mất cân xứng chiều dài chi là bệnh lý một tay hoặc một chân ngắn hơn bên còn lại.

Chênh lệch về chiều dài tay ít có khả năng ảnh hưởng đến chức năng bình thường hơn so với chênh lệch về chiều dài chân, vì tình trạng chênh lệch này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đi đứng và chơi thể thao.

Chênh lệch về chiều dài chân có thể khác nhau, từ ít hơn một inch đến một vài inch. Chênh lệch nhiều có thể ảnh hưởng đến tư thế đi đứng của một người. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về hông, đầu gối và mắt cá chân và gây vẹo cột sống (đường cong cột sống bất thường).

Các loại chênh lệch chiều dài chi

LLD có thể được phân loại thành biến dạng không thay đổi hoặc tiến triển:

  • Không tiến triển - LLD trong đó biến dạng không thay đổi. Tình trạng này có thể xảy ra do sự liền xương sai lệch tại vị trí gãy xương (khi xương bị gãy lành ở một vị trí bất thường) của xương chi dưới.
  • Tiến triển - LLD trong đó chênh lệch chiều dài có thể trở nên trầm trọng hơn khi phát triển. Tình trạng này có thể xảy ra do tổn thương/chấn thương ở sụn tăng trưởng; hoặc có thể do bệnh lý đã có từ khi sinh ra (bẩm sinh).

Chênh lệch chiều dài chi có những triệu chứng gì?

Các triệu chứng của chênh lệch chiều dài chân khác nhau tùy thuộc vào sự khác biệt chiều dài chân, nguyên nhân và bệnh lý hiện có khác.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Dáng đi không bình thường (kiểu đi đứng), chẳng hạn như đi khập khiễng, đi bằng các ngón chân hoặc nghiêng sang một bên
  • Tư thế bất thường, chẳng hạn như vai nghiêng hoặc mắt cá chân trên chân ngắn hơn thường xuyên căng duỗi quá mức
  • Đau ở mắt cá chân, đầu gối, hông hoặc lưng do người bệnh bù đắp sự chênh lệch về chiều dài chân
  • Chức năng vẹo cột sống (đường cong cột sống bất thường)
  • Đau lưng
  • Viêm xương khớp

Điều gì gây chênh lệch chiều dài chi?

Chênh lệch chiều dài chân có thể có từ khi sinh ra. Tình trạng này có thể xảy ra do các bệnh lý ảnh hưởng đến cân xứng khớp háng, chẳng hạn như loạn sản khớp háng tiến triển (DDH) hoặc có thể không có nguyên nhân nào đã biết.

Các nguyên nhân khác gây chênh lệch chiều dài chân bao gồm:

Chấn thương xương

  • Gãy xương hoặc chấn thương ở xương có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
  • Ví dụ: xương bị gãy ở nhiều nơi, có tổn thương nặng ở da và cơ, có thể phục hồi nhanh hơn trước đây.
  • Tuy nhiên, trẻ bị gãy xương chân đôi khi có thể trải qua giai đoạn phát triển nhanh khiến cho xương ở chân bị chấn thương phát triển dài hơn so với xương ở chân còn lại. Tình trạng này thường gặp hơn ở trẻ nhỏ bị gãy xương đùi.

Nhiễm trùng xương

  • Nhiễm trùng xương (viêm tuỷ xương) có thể gây tổn thương đến sụn tăng trưởng và dẫn đến tình trạng chênh lệch chiều dài chi.

U xương

  • U xương và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phát triển xương, dẫn đến tình trạng chênh lệch chiều dài.

Bệnh thần kinh

  • Rối loạn tê liệt như bại não có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân xứng và tư thế gây ra chênh lệch.

Các biến chứng và bệnh liên quan đến tình trạng chênh lệch chiều dài chi là gì?

Chênh lệch chiều dài chân có thể dẫn đến một số biến chứng. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng:

  • Đau lưng
  • Đau do viêm xương khớp
  • Vẹo cột sống chức năng
  • Dáng đi không bình thường
  • Các vấn đề về khớp

Các phương pháp điều trị cần được điều chỉnh cho từng bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thể chỉ cần chèn một miếng lót đơn giản vào giày, trong khi một số bệnh nhân khác cần phải phẫu thuật.

Chỉ khuyến cáo phẫu thuật nếu các phương án điều trị khác không thể khắc phục tình trạng chênh lệch chiều dài chân. Trước khi khuyến cáo phẫu thuật, bác sĩ của quý vị sẽ xem xét mọi nguy cơ và biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra.

Biện pháp tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật cơ xương khớp về bệnh lý này.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777