Dr Tay Guan Tzu
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Các vấn đề chỉnh hình ở trẻ em khá phổ biến. Chúng có thể được cho là xuất phát từ nhiều nguyên nhân mang tính bẩm sinh, do phát triển, hoặc mắc phải. Một số nguồn gốc gây ra các tình trạng chỉnh hình mắc phải ở trẻ em bao gồm nhiễm trùng, dinh dưỡng, và những bất thường về tâm sinh lý (psychogenic).
Nó là gì. Bàn chân khoèo, còn được gọi là Congenital Talipes Equinovarus (CTEV), là một dị tật bẩm sinh của bàn chân có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân. Nó tương đối phổ biến và trên thực tế, là dị tật bẩm sinh hệ cơ xương khớp thường gặp nhất.
Bàn chân khoèo thường không gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau. Các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm:
Nguyên nhân gây ra bàn chân khoèo vẫn chưa được biết rõ, nhưng nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này, đặc biệt là yếu tố di truyền. Nó cũng có thể là một kết quả của cách bào thai được tạo hình trong tử cung (intra-uterine moulding).
Vì bàn chân khoèo có thể đi kèm với những tình trạng xương khớp khác, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho xương sống, hông, bàn tay, và bàn chân của trẻ để chẩn đoán bàn chân khoèo một cách chuẩn xác và loại trừ các tình trạng đi kèm khác. Trong 80% trường hợp, bàn chân khoèo là một dị tật đơn lẻ. Trong 50% trường hợp, bàn chân khoèo ảnh hưởng đến cả hai chân.
Thường thì chụp X-quang và chụp CT scan không cần thiết.
Phương pháp điều trị dao động tùy theo loại bàn chân khoèo của trẻ.
Bó bột khó thành công với loại bàn chân khoèo này, và phẫu thuật sẽ cần thiết.
Nó là gì. Bong gân mắt cá chân khá phổ biến và chiếm khoảng 85% tất cả chấn thương mắt cá chân. Chúng có khuynh hướng xảy ra ở người trẻ và thích thể thao, mặc dù nó có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hơn, và những người ở mọi lứa tuổi. Bong gân mắt cá chân có thể dẫn đến hiện tượng mắt cá chân không ổn định mãn tính (chronic ankle instability), khi đó mắt cá chân tự chịu khuất phục (give away) mà không có cảnh báo khi đi lại, tập luyện, hoặc làm các hoạt động khác. Mắt cá chân không ổn định đôi khi có thể dẫn đến viêm khớp sớm.
Một số triệu chứng của mắt cá chân không ổn định mãn tính (dai dẳng – persistent) bao gồm:
Mắt cá chân không ổn định mãn tính thường là kết quả của bong gân mắt cá chân đảo ngược (inversion), khi mắt cá chân bị bong gân do bàn chân hướng vào trong. Hầu hết thời gian, đây là Anterior Tala-Fibular Ligament (dây chằng ATFL) bị chấn thương, cùng với Calcaneofibular Ligament (dây chằng CFL). Đây là những dây chằng đem lại cho chúng ta sự ổn định. Khi những dây chằng này không thể hỗ trợ chúng ta, chúng ta có thể bị bong gân mắt cá chân thường xuyên.
Nếu chấn thương mang tính cấp tính, bác sĩ sẽ khám cơ thể bàn chân của trẻ và sử dụng chụp X-quang nếu cần thiết để kiểm tra liệu dây chằng ATFL và CPL có thấy đau, hoặc liệu có gãy xương trong chân hay không. Điều này được thực hiện khi mắt cá chân không sưng quá mức.
Nếu chấn thương mang tính mãn tính, thì khám cơ thể có thể không cho thấy đau ở dây chằng ATFL và CPL. Tuy nhiên, có thể có sự nhạy cảm đau ở một vùng của bàn chân được gọi là Talar Dome. Những xét nghiệm bất ổn mắt cá chân có thể được thực hiện để kiểm tra liệu dây chằng trên bàn chân có bị suy yếu hay không. Thêm vào các khám cơ thể, chụp X-quang, chụp Cộng hưởng Từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được thực hiện để tìm những vết gãy xương sụn hoặc rách và những chấn thương khác có thể hiện diện trong bàn chân của trẻ.
Đối với những chấn thương cấp tính, cách điều trị tập trung vào việc khôi phục sự ổn định cho mắt cá chân bị chấn thương, trong khi giúp vết đau và sưng giảm. Điều này được thực hiện bằng cách cho trẻ mang đai băng mắt cá chân, hoặc bó bột.
Đối với những chấn thương mãn tính, bác sĩ sẽ đánh giá liệu những dây chằng của trẻ có bị suy yếu hay không và liệu tình trạng mắt cá chân không ổn định có xấu đi hay không. Nếu mang băng mắt cá chân hoặc bó bột không cải thiện tình trạng của trẻ, phẫu thuật có thể được khuyến nghị.
Phẫu thuật có tính xâm lấn tối thiểu, và những vết cắt vào mắt cá chân trong khi phẫu thuật rất nhỏ. Bất kỳ dây chằng nào bị chấn thương cũng được tái tạo, và có thể sử dụng một máy quay quang sợi quang (fibre-optic viewing camera) để đánh giá xem có chấn thương nào tới khớp hay không. Đây là một quy trình phẫu thuật ban ngày, và trẻ sẽ được xuất viện sau phẫu thuật với giày tập đi (walker-boot ) hoặc bó bột. Trẻ hoàn toàn có thể quay trở lại việc đi lại bình thường trong vòng một tháng, và chơi thể thao sau 3 tháng.
Nó là gì. Sự sắp xếp khác thường của các chi dưới như chân vòng kiềng có thể rất đáng lo ngại cho cha mẹ và là một vấn đề phổ biến mà cha mẹ mang trẻ đến để tìm trợ giúp y tế. Những tình trạng này có xu hướng mang tính sinh lý và tự chỉnh sửa một cách tự nhiên khi trẻ lớn lên.
Chân vòng kiềng mang tính sinh lý rất thông dụng ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Trong khi chân vòng kiềng hầu hết mang tính sinh lý, có những tình trạng trong đó nó có thể không bình thường. Hầu hết trẻ sơ sinh có thể cho thấy chân vòng kiềng khi chúng bắt đầu đứng dậy vào lúc 12 – 24 tháng, hoặc 2 tuổi. Nếu trẻ tiếp tục có chân vòng kiềng dai dẳng sau 2 tuổi, điều quan trọng là tìm sự tư vấn y tế để loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào khác dẫn đến cong.
Một số triệu chứng bao gồm:
Có nhiều nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng, và nó thường được chẩn đoán thông qua khám cơ thể. Xét nghiệm máu và chụp X-quang cũng có thể được thực hiện khi cần thiết. Một vài nguyên nhân của chân vòng kiềng bao gồm:
Nó là gì. Bệnh Blount là biến dạng đột ngột và tiến triển của chân, gây ra cong vòng kiềng. Nó có thể ảnh hưởng một hoặc cả hai chân. Điều này xảy ra khi phần ngoài của xương ống chân (xương chày – tibia) tiếp tục phát triển, nhưng phần trong của xương này không phát triển. Sự tăng trưởng xương không đồng đều khiến cho xương ống chân cong ra phía ngoài.
Một vài triệu chứng cần chú ý bao gồm:
Nguyên nhân của bệnh Blount ở trẻ sơ sinh chưa được xác định. Một số người có thể có khuynh hướng di truyền do bệnh mang tính di truyền. Trẻ sơ sinh mắc bệnh Blount cũng có khuynh hướng bị thừa cân và tập đi sớm.
Bệnh Blount tuổi vị thành niên liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì và có thể gây ra bởi tăng cân nhanh.
Bác sĩ có thể sử dụng cả khám cơ thể và chụp X-quang để kiểm tra dị tật và tiên lượng của nó. Với trẻ nhỏ hơn, bằng cách xác định liệu dị tật có bị cô lập ở phần trên của xương ống chân hay không, bác sĩ sẽ có thể xác định liệu sự cong vòng kiềng có phải do bệnh Blount hay không, hay là một kết quả bình thường của sự phát triển của trẻ.
Điều quan trọng là chẩn đoán bệnh Blount từ sớm vì nó cho phép điều trị và kết quả tốt hơn. Trẻ dưới 3 tuổi với độ vòng kiềng ít nặng hơn có thể được lợi ích từ việc đeo niềng chân. Các niềng chân này sẽ cần phải được mang toàn thời gian, đặc biệt là khi đi lại.
Phẫu thuật có thể cần thiết đối với trẻ mà sự vòng kiềng không cải thiện cho dù đeo niềng, quá tuổi đeo niềng, hoặc nếu sự cong vòng kiềng nặng hơn. Phẫu thuật để chỉnh sửa dị tật liên quan đến việc cắt rời và sắp xếp lại xương, hoặc tạm dừng tăng trưởng của chân dài hơn để cho phép xương chân ngắn hơn có thể bắt kịp. Trong một số trường hợp, làm dài xương được thực hiện.
Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn có bất kỳ tình trạng chỉnh hình nào ở trên, hãy tìm kiếm lời khuyên y tế sớm để có chẩn đoán chuẩn xác và điều trị hiệu quả.