Dr Tay Guan Tzu
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Gãy xương phổ biến ở trẻ em, và nhiều nhất là 1 trong 3 trẻ em từng bị gãy xương trong đời. Trẻ em và thanh thiếu niên có mô đang phát triển gần mỗi đầu của xương ở cánh tay và chân. Được gọi là đĩa tăng trưởng (growth plates), chúng quyết định chiều dài và hình dạng của xương khi một đứa trẻ lớn lên. Vào thời điểm dậy thì, khi sự phát triển hoàn tất, những đĩa tăng trưởng này đóng lại và được thay thế bằng xương trưởng thành chắc chắn.
Trẻ em dễ bị gãy xương hơn là bong gân dây chằng vì xương và đĩa tăng trưởng của các em yếu hơn dây chằng.
Nhìn chung, trẻ càng nhỏ tuổi, vết gãy càng gần với đĩa tăng trưởng, thì cơ hội phục hồi càng tốt.
ba trường hợp gãy xương phổ biến nhất ở trẻ em xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân.
Gãy xương cổ tay (wrist fractures) là trường hợp gãy xương phổ biến nhất ở trẻ em. Chúng thường xảy ra khi một đứa trẻ duỗi tay ra để chống đỡ khi ngã.
Chụp X-quang (x-ray scans) dùng để đánh giá loại gãy xương cụ thể và xác định liệu có ảnh hưởng đến đĩa tăng trưởng hay không. Loại chấn thương đĩa tăng trưởng phổ biến nhất là gãy xương vòng cung (buckle fracture), nơi một bên xương bị bẻ cong nhưng không gãy hoàn toàn.
Gãy xương khuỷu tay (Elbow fractures) là một chấn thương phổ biến khác ở trẻ em, và phổ biến nhất trong số đó là gãy xương trên lồi cầu xương cánh tay (Supracondylar Humerus Fracture). Đây là một chấn thương ở xương cánh tay trên tại điểm hẹp nhất của nó, hơi phía trên khuỷu tay.
Nó có xu hướng xảy ra ở trẻ em, trong độ tuổi 5 – 7, khi chúng ngã và chống tay xuống. Điều này làm khuỷu tay bị quá tải, dẫn đến gãy xương, và đôi khi có thể xảy ra với chấn thương cổ tay cùng một lúc.
Chụp X-quang để xác định loại gãy xương và vị trí của vết gãy.
Gãy xương mắt cá chân (Ankle fractures) ảnh hưởng đến trẻ em ở các nhóm tuổi khác nhau một cách khác nhau. Các vết gãy xương liên quan đến đĩa tăng trưởng được phân loại theo hệ thống phân loại Salter-Harris (SH), cho thấy các loại gãy xương khác nhau và việc điều trị cần thiết.
Gãy xương Loại 1, vết gãy cắt xuyên qua đĩa tăng trưởng và tách đầu xương rời khỏi cán xương (bone shaft). Khoảng 5% trường hợp gãy xương thuộc loại 1.
Trẻ nhỏ tuổi hơn có xu hướng bị loại gãy xương thứ nhất này. Khi chụp X-quang, có thể không thấy rõ những dị dạng.
Việc điều trị những vết gãy này thường không cần đến phẫu thuật và bao gồm việc sử dụng bó bột để xương liền lại đúng vị trí.
Gãy xương Loại 2 là loại chấn thương mắt cá chân phổ biến nhất, chiếm 75% trường hợp gãy xương. Vết gãy này cắt xuyên qua đĩa tăng trưởng và nứt một phần cán xương.
Việc điều trị những vết gãy này thường không cần đến phẫu thuật và bao gồm việc sử dụng bó bột để xương lành lại đúng vị trí. Trong vài trường hợp, một quy trình thủ thuật được gọi là Nắn xương kín (Closed Reduction) có thể cần thiết. Đây là một thủ thuật không phẫu thuật, trong đó bác sĩ nắn xương về đúng vị trí bằng cách đẩy hoặc kéo vào xương. Con bạn sẽ được gây mê trong quá trình thủ thuật này.
Gãy xương Loại 3 tổn thương đĩa tăng trưởng cũng như phần khớp. Chúng thường ảnh hưởng đến những đứa trẻ trên 10 tuổi, khi những vết gãy xương mắt cá chân trở nên khó điều trị hơn khi đứa trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.
Gãy xương Loại 4 làm tổn thương cả đĩa tăng trưởng và cán xương, đồng thời cũng làm gãy đầu xương.
Gãy xương loại 3 và 4 chiếm khoảng 10% mỗi loại trong các trường hợp gãy xương.
Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) được sử dụng để chẩn đoán những vết gãy này.
Việc điều trị tập trung đảm bảo khớp vẫn thẳng hàng thông qua ép bột hoặc nắn xương kín. Việc phục hồi sự thẳng hàng của khớp là quan trọng vì nếu không có thể dẫn đến viêm khớp phát triển trong tương lai.
Nếu vẫn còn sự xê dịch đáng kể của xương sau khi nắn chỉnh kín, phẫu thuật sẽ được yêu cầu để chỉnh xương về vị trí thẳng hàng tốt hơn, kèm theo sử dụng ốc vít và đinh xương để cố định những mảnh xương gãy.
Những vết gãy xương và chấn thương ở trẻ em là nguyên nhân lo lắng, xương của trẻ em không giống xương người lớn vì thành phần, sức mạnh khác nhau, đồng thời trẻ có nhiều khả năng bị tổn thương xương trước các dây chằng và gân. Quan trọng nhất, xương của trẻ chúng ta vẫn đang trong quá trình tăng trưởng. Những vết gãy xương và chấn thương đến xương phải được điều trị sớm vì chúng có thể làm gián đoạn tăng trưởng xương và dẫn đến dị dạng.
Khi không chắc chắn, hãy tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ, tốt nhất là bác sĩ trong Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) hoặc bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình nhi khoa. Bác sĩ sẽ giải quyết mối quan tâm của bạn, chuẩn đoán chính xác vết thương và mức độ của nó, và đưa ra phương án điều trị.
Dù hầu hết trẻ em đều học tập tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội, cha mẹ cần lưu ý rằng trẻ có thể ngã ngay cả trong không gian kín. Nếu tai nạn xảy ra, cha mẹ không nên chần chừ trong việc điều trị khẩn cấp cho con.
Trong trường hợp cấp cứu y tế ở Singapore, bạn cũng có thể gọi +65 6473 2222 để gọi xe cứu thương, họ sẽ đưa bạn đến bệnh viện gần nhất hoặc bệnh viện do bạn lựa chọn. Tìm hiểu thêm về các dịch vụ cấp cứu tại Bệnh viện Parkway.