Dr Setiobudi Tony
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau do các dây thần kinh tại cột sống của bạn bị chèn ép hay bị “kẹt” trong cột sống. Tình trạng này được gọi theo thuật ngữ y khoa là dây thần kinh tọa bị chèn ép.
Đau thần kinh tọa có thể gây viêm, đau và đôi khi là tê bì, khởi phát từ vùng lưng dưới, tỏa xuống hông và mông, rồi xuống cả hai chân. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, khiến việc di chuyển hoặc thậm chí làm các công việc hàng ngày trở nên khó khăn.
Gia tăng áp lực lên dây thần kinh do trọng lượng cơ thể tăng, bao gồm trong thời gian mang thai, là một yếu tố góp phần gây ra đau thần kinh tọa. Những bệnh lý như tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân. Ngoài ra, các tình huống trong công việc hay hoạt động hàng ngày yêu cầu bê vác nặng hay ngồi trong một thời gian dài cũng là tác nhân gây bệnh.
Có một vài thống kê cho thấy đau lưng dưới là phàn nàn phổ biến thứ hai được ghi nhận bởi các bác sĩ tổng quát. Gần đây, việc làm việc tại nhà mà không có bàn làm việc và ghế ngồi phù hợp có thể khiến tình trạng này nặng thêm.
Mức độ đau do đau thần kinh tọa gây ra có thể khác nhau với mỗi người, và nhiều người đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, một số lại thấy các lựa chọn này không đem lại tác dụng như mong muốn. Hơn nữa, các triệu chứng như đau dữ dội, yếu ở chân hoặc không thể kiểm soát được đại tiểu tiện có thể báo hiệu một tình trạng bệnh đã nặng hơn – từ viêm dây thần kinh chuyển thành tổn thương dây thần kinh. Trong trường hợp này, việc không điều trị có thể dẫn đến các hậu quả kéo dài.
Điều trị không phẫu thuật
Quản lý cơn đau có thể trải dài từ các liệu pháp tại nhà đơn giản, như chườm nóng hoặc lạnh và thuốc giảm đau bán ngoài quầy, cho đến thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn hoặc tiêm steroid để giảm viêm. Việc quản lý đau thần kinh tọa lâu dài có thể bao gồm cả vật lý trị liệu. Với một số người, phương pháp điều trị này có thể chứng minh là hiệu quả nhất.
Phẫu thuật
Nếu các giải pháp điều trị không phẫu thuật không thành công trong việc kiểm soát cơn đau dữ dội, người bệnh có thể cân nhắc đến phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa được thực hiện nhằm mục tiêu loại bỏ nguồn gây áp lực lên các dây thần kinh. Đây thường là sự phát triển của xương – ví dụ như gai xương, đĩa đệm bị trượt (đôi khi được gọi là thoát vị đĩa đệm), đốt sống lệch vị trí, hoặc một khối u trong cột sống như u nang hoặc khối u khác.
Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa có thể bao gồm một hay nhiều thủ thuật dưới đây, được thực hiện dưới gây mê toàn thân:
Thủ thuật xâm lấn tối thiểu này có thể giúp cho các bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chèn ép dây thần kinh cột sống.
Một vết rạch nhỏ được thực hiện, cho phép bác sĩ phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm thoát vị đang gây áp lực lên dây thần kinh. Sau khi vết rạch được đóng lại bằng chỉ khâu, bệnh nhân có thể được xuất viện trong ngày hoặc sau một đêm theo dõi.
Hầu hết bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn trong khoảng 6 tuần; trong khoảng thời gian này, họ sẽ cần tránh ngồi trong thời gian kéo dài, cũng như không nên cúi xuống hay nâng vật nặng.
Thủ thuật này loại bỏ một phần xương đốt sống phát triển quá mức, có thể đang chèn ép các dây thần kinh, tạo thêm không gian trong ống sống. Đây cũng có thể là một thủ thuật cần thiết cho bác sĩ phẫu thuật nếu họ cần tiếp cận vào một đĩa đệm bị hỏng. Một vết rạch nhỏ được thực hiện để cho phép bác sĩ phẫu thuật tiếp cận vào đốt sống bị bệnh và loại bỏ phần xương phát triển quá mức.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần ở lại viện một thời gian ngắn và nên tránh lái xe ít nhất 2 tuần, do các chuyển động và tư thế lái xe yêu cầu. Tương tự, người bệnh nên tránh ngồi quá lâu, cúi xuống, và nâng vật nặng.
Lỗ thoát rễ mở rộng
Thủ thuật này được thực hiện để loại bỏ các mẩu xương phát triển quá mức và mở rộng lỗ liên hợp, khoảng trống ở mỗi bên của xương sống, tạo thêm không gian cho các rễ thần kinh ra khỏi cột sống. Vết rạch được tạo tại cột sống, cho phép bác sĩ phẫu thuật cắt các mô xương ảnh hưởng và loại bỏ các mảnh vụn.
Hầu hết bệnh nhân có thể ngồi dậy và ra khỏi giường trong vòng vài giờ và ra viện trong vòng 24 tiếng. Họ nên tránh lái xe ít nhất 2 tuần và trở lại công việc nhẹ sau 4 tuần hoặc hơn thế.
Mỏm khớp cắt bỏ
Trong thủ thuật này, các khớp facet sẽ được giảm hoặc loại bỏ để giảm áp lực lên dây thần kinh. Thời lượng phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào góc và mức độ xâm lấn mà phẫu thuật yêu cầu.
Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân bắt đầu đi bộ trong một quãng đường ngắn. Họ có thể được yêu cầu ở lại bệnh viện một đêm hoặc lâu hơn, và các cơn đau sau phẫu thuật có thể kéo dài vài tuần. Trong khoảng thời gian này, việc tự đi bộ độc lập đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục, tăng dần quãng đường đi cho đến khi họ có thể bước đi bình thường.
Hãy nhớ rằng, dù phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa có thể mang lại sự cải thiện đáng kể trong việc giảm đau và lấy lại vận động, vẫn có thể còn sót lại các cơn đau nhẹ và khả năng dây thần kinh bị chèn ép có thể tái phát ở một đốt sống khác dọc theo cột sống.
Bất kì dạng phẫu thuật nào cũng đi kèm những rủi ro, và luôn yêu cầu gây mê toàn thân. Để hiểu rõ hơn, việc bệnh nhân trao đổi với bác sĩ về phương án điều trị sẵn có, và những điều cần lưu ý trong và sau phẫu thuật là rất quan trọng. Điều này giúp họ có thể đưa ra những quyết định có cân nhắc.
Bệnh nhân và người chăm sóc cũng sẽ cần học cách chăm sóc vết thương. Thuốc giảm đau sau phẫu thuật cũng có thể được kê đơn, kèm theo các buổi tái khám cần thiết để cắt chỉ khâu và theo dõi quá trình phục hồi. Cần nhớ rằng thời gian hồi phục sẽ thay đổi tuỳ theo từng bệnh nhân, từ vài tuần đến vài tháng. Thời gian này sẽ dựa trên mức độ nặng của phẫu thuật và mức độ nặng của căn bệnh. Những bệnh lý hiện có của bệnh nhân – ví dụ như huyết áp cao hoặc tiểu đường, và yếu tố lối sống như hút thuốc, có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Nói chung, các thủ tục xâm lấn tối thiểu thường cho thời gian hồi phục ngắn hơn khi so sánh với phẫu thuật mở. Vật lý trị liệu cũng có thể được khuyến nghị như một phần của quá trình phục hồi, để cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai của bệnh nhân, và giúp phòng tránh tình trạng đau lưng quay trở lại. Hãy làm theo các hướng dẫn trước và sau phẫu thuật một cách cẩn thận, vì những khuyến nghị này sẽ được điều chỉnh riêng cho tình trạng và quá trình hồi phục của từng bệnh nhân.
Nên trao đổi với bác sĩ đang quản lý tình trạng của bệnh nhân, vì họ sẽ là người nắm rõ nhất lịch sử điều trị, bao gồm các phương án điều trị không phẫu thuật đã được thử. Thảo luận kĩ lưỡng các phương án này, và hỏi ý kiến về việc nên được giới thiệu đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Đảm bảo các hồ sơ y tế của bạn được cung cấp trước buổi hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời gian chờ đợi, nếu có bất kỳ cơn đau đột ngột, bất thường, hoặc mãnh liệt nào xuất hiện, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế khẩn cấp tại Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC) gần nhất.