Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm là một loại phẫu thuật cột sống để điều trị trượt đĩa đệm (thoát vị đĩa đệm). Để giảm áp lực do trượt đĩa đệm, bác sĩ có thể cắt bỏ:
Một phần đĩa đệm bị trượt
Toàn bộ đĩa đệm bị trượt
Nếu phải cắt bỏ toàn bộ đĩa đệm, đĩa đệm đó có thể được thay thế bằng một mẩu xương khác hoặc một dụng cụ cage liên thân đốt. Cage liên thân đốt là một ống rỗng thường chứa các mảnh xương. Dụng cụ này giúp 2 đốt sống phát triển qua các lỗ và liền lại với nhau.
Các loại phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm
Nhìn chung, có 5 loại phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm:
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm thắt lưng
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm thắt lưng nhằm loại bỏ một phần đĩa đệm bị thoát vị để giảm áp lực đè lên dây thần kinh. Thủ thuật này được thực hiện ở phần lưng dưới (cột sống thắt lưng) và có thể là một phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (lỗ khóa).
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cổ phía sau
Thực hiện ở vùng cổ, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cổ được dùng để cắt bỏ đĩa đệm ra khỏi cột sống cổ. Thủ thuật này thường hàn 2 đốt sống cổ liền lại với nhau bằng một mảnh cấy ghép hoặc đĩa đệm nhân tạo.
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cổ phía trước
Tương tự như phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cổ, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cổ phía trước cắt bỏ đĩa đệm ra khỏi cột sống cổ. Thay vì tiếp cận từ lưng, thủ thuật này tiếp cận cột sống từ vùng họng.
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm vi nội soi
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm vi nội soi là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng các đường rạch nhỏ để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm. Ngược lại, phẫu thuật “mở” sử dụng các đường rạch lớn hơn để xem và điều trị một cách trực tiếp. Các đường rạch lớn hơn cho phép tiếp cận trực tiếp đĩa đệm bị bệnh.
Phẫu thuật hàn cắt bỏ đĩa đệm
Phẫu thuật hàn cắt bỏ đĩa đệm sẽ nối 2 đốt sống thành một mẩu xương duy nhất. Thủ thuật này có thể dùng nêm liên thân hoặc xương.
Tại sao cần phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm?
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm là một lựa chọn nếu các biện pháp thay thế không cần phẫu thuật như là vật lý trị liệu, tập thể dục và thuốc kháng viêm không thành công.
Các nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm là gì?
Thủ thuật này nhìn chung được coi là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên giống như mọi loại thủ thuật ngoại khoa, có một số nguy cơ chung như là:
Nhiễm trùng
Cục máu đông
Chảy máu quá nhiều
Phản ứng dị ứng với chất gây mê
Trong phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, cũng có nguy cơ tổn thương dây thần kinh trong cột sống hoặc rò dịch tủy sống.
Bạn chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm như thế nào?
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử. Bạn cũng có thể được làm một số xét nghiệm và chụp chẩn đoán như là chụp cộng hưởng từ (MRI).
Sau khi lên lịch thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về cách chuẩn bị. Nhìn chung, bạn cần nhịn đói 6 - 8 giờ trước thủ thuật.
Lưu ý: Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng thảo dược nào, bạn cần thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể cần điều chỉnh hoặc ngừng dùng một số thuốc ít nhất 1 tuần trước thủ thuật (ví dụ như aspirin, thuốc làm loãng máu).
Điều gì sẽ xảy ra trong phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm?
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm thắt lưng thường được thực hiện trong khi gây mê toàn thân. Sau thủ thuật, bạn có thể cần ở lại trong bệnh viện ít nhất 1 ngày.
Thời gian ước tính
Thủ thuật kéo dài khoảng 1 - 2 giờ. Tùy thuộc vào phạm vi phẫu thuật, thời gian này có thể lâu hơn.
Trước thủ thuật
Bạn sẽ được gây mê toàn thân, để bạn bất tỉnh trong suốt thủ thuật.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Bác sĩ phẫu thuật sẽ:
Chụp X-quang để xác nhận phạm vi phẫu thuật cần thiết.
Rạch một đường để tiếp cận chỗ thoát vị đĩa đệm.
Cắt bỏ phần bị thoát vị của đĩa đệm để giảm áp lực lên dây thần kinh xung quanh. Nếu cần, bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ đĩa đệm.
Hàn đốt sống bằng một mẩu xương thay thế hoặc nêm liên thân.
Sau thủ thuật
Đau sau phẫu thuật là điều bình thường và có thể dùng thuốc để kiểm soát đau. Ngay khi có thể, bạn sẽ được hướng dẫn đứng dậy và đi lại để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm
Quá trình hồi phục sẽ khác nhau với mỗi người và tùy thuộc vào sức khỏe và phạm vi phẫu thuật. Đó sẽ là một quá trình từ từ để đạt sức mạnh như trước và trở lại hoạt động bình thường.
Nhìn chung:
Tránh ngồi trong thời gian dài.
Tránh các hoạt động gắng sức, bao gồm cúi gập, kéo dãn hoặc nâng vật nặng.
Đi bộ thường xuyên trong khả năng của mình để giúp duy trì khả năng vận động và giảm nguy cơ hình thành mô sẹo.
Cân nhắc vật lý trị liệu để đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng cường sức mạnh ở lưng.
Đa số mọi người trở lại công việc văn phòng trong khoảng 2 - 4 tuần sau phẫu thuật. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nâng vật nặng hoặc nếu bạn vận hành máy móc nặng, bạn sẽ cần 6 - 8 tuần để phục hồi trước khi trở lại công việc.
Ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm tái phát ở khoảng 15% bệnh nhân, nhưng có thể kiểm soát nguy cơ này bằng một số cách phòng ngừa và thay đổi thói quen sinh hoạt:
Tránh cúi gập hoặc vặn mình ở vùng eo. Khi nâng vật nặng, hãy gập đầu gối để tải trọng dồn lên chân trong khi giữ lưng thẳng.
Duy trì cân nặng có lợi cho sức khoẻ vì thừa cân sẽ tạo thêm áp lực lên lưng dưới.
Thực hiện tư thế tốt khi đi bộ, đứng và ngủ.
Tránh ngồi trong thời gian dài. Thường xuyên đứng dậy đi lại và dãn cơ.
Tránh mang giày cao gót.
Bỏ hút thuốc.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Gleneagles?
Được thành lập hơn 60 năm tại Singapore, Bệnh viện Gleneagles luôn hết mình giúp bạn quay trở lại lối sống năng động. Các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi làm việc với đội ngũ đa chuyên ngành để giúp bạn giảm đau và cải thiện khả năng vận động để đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Tìm bác sĩ từ các bệnh viện liên kết của chúng tôi
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo IHH Healthcare Singapore. Kiểm tra xem bệnh viện yêu thích của bạn có cung cấp điều trị này không:
Ngã và tai nạn là một phần của quá trình lớn lên, có thể nghiêm trọng. Điều này khiến cho việc bậc cha mẹ biết cách nhận biết các dấu hiệu của gãy xương và tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm vô cùng quan trọng.
Bác sĩ Lim Yi-Jia, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và cựu trưởng đoàn y tế giải Women's Tennis Association (WTA), chia sẻ các mẹo về cách bảo vệ những đứa trẻ mê vận động của bạn khỏi chấn thương.
Cơ thể sẽ trải qua vô số thay đổi trong thai kỳ, cùng với một số khó chịu cần phải đương đầu. Đây là một vài vấn đề cần chú ý và cách để kiểm soát chúng.