Dr Gwee Kok Ann
Bác sĩ nội tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Có thể bạn từng bắt gặp các bài viết về các chế độ ăn kiêng chống gluten, như 'Whole-30', được lan truyền trên Internet, với những tuyên bố rằng chế độ này có thể giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn lên một cách đáng kể. Đầu sách như cuốn Bụng Bánh Mì (Wheat Belly) của Bác sĩ William Davis cũng thu hút nhiều người với khẩu hiệu “giảm cân nhanh”. Những cuốn sách này đưa ra các tuyên bố đầy táo bạo, nhưng chúng có đúng sự thật không?
Dù những chế độ ăn kiêng phổ biến hay “mốt nhất thời” có vẻ rất hấp dẫn, những ai bị bệnh, như hội chứng ruột kích thích (IBS), hoặc những người nhạy cảm với gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, và đại mạch), các chế độ ăn kiêng này có thể gây ra nhiều vấn đề.
Một số chế độ ăn kiêng khuyên những cách thức cực đoan, như cắt giảm mạnh lượng calories, loại bỏ hoàn toàn một vài nhóm thực phẩm, hoặc tiêu thụ một chế độ ăn bị giới hạn nghiêm ngặt. Đối với người nhạy cảm hoặc không dung nạp một vài loại thức ăn, những chế độ ăn này có thể có tác dụng xấu đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là khi bạn không tiếp nhận đủ các dưỡng chất cần thiết.
Nếu nghi ngờ mình có thể nhạy cảm với thực phẩm, như IBS, không dung nạp gluten, hoặc bệnh Celiac, bạn có thể thử tạm thời loại bỏ các loại thực phẩm nghi vấn khỏi chế độ ăn để xem liệu các triệu chứng của bạn có cải thiện không. Bằng cách này, bạn có thể nhận dạng các yếu tố gây kích thích một cách hệ thống, thay vì thử các chế độ ăn kiêng “mốt nhất thời”.
Hơn nữa, vì những tình trạng này thường bị hiểu lầm, việc tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn chuyên biệt nào là điều nên làm. Ở đây, Bác sĩ Gwee xóa bỏ 5 lầm tưởng phổ biến nhất về việc không dung nạp gluten và cách so sánh của chúng với những vấn đề nhạy cảm thông thường khác về chế độ ăn.
Dù cả 3 tình trạng này đều liên quan đến việc không dung nạp các protein có trong lúa mì, chúng vẫn là những tình trạng khác nhau.
Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn dịch – khi ăn gluten vào sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo ra phản ứng miễn dịch có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Bệnh Celiac là dạng không dung nạp gluten nghiêm trọng nhất, thường được di truyền và có hơn 200 triệu chứng.
Nhạy cảm gluten là một rối loạn tiêu hoá – tình trạng người bệnh phản ứng tiêu cực khi tiếp nhận gluten. Hầu hết những người nhạy cảm gluten đều gặp phải các triệu chứng và rối loạn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, với một số người, nhạy cảm gluten có thể làm suy yếu khả năng hấp thụ những dưỡng chất quan trọng, như vitamin B12, từ đó có thể giải thích cho tình trạng mệt mỏi mà họ cảm nhận được.
Các triệu chứng nhạy cảm gluten phổ biến bao gồm những vấn đề từ đường tiêu hoá, như:
Tình trạng này hiện được gán nhãn là nhạy cảm gluten không phải bệnh Celiac (non-celiac gluten sensitivity - NCGS). NCGS có thể khó chẩn đoán hơn bệnh Celiac, do các thay đổi trên kết quả xét nghiệm máu và sinh thiết ruột thường khó có thể phát hiện và khó nhận biết. Do đó, việc xét nghiệm often requires more detailed and careful testing with highly sensitive tests.
Việc đưa ra một chẩn đoán chặt chẽ cho NCGS là rất quan trọng, vì nhiều bệnh nhân nghĩ rằng mình có triệu chứng phản ứng với gluten, thực ra có thể không dung nạp lúa mì hoặc các dạng thực phẩm khác. Cần hiểu rằng cụm từ không dung nạp lúa mì, hay thực phẩm khác, chỉ đơn giản có nghĩa là người bệnh mắc phải các triệu chứng nhất định, mà họ nghi ngờ là được kích hoạt bởi loại thực phẩm đó.
Trong đại đa số các trường hợp không dung nạp thực phẩm, sự không dung nạp này nhắm đến các thành phần khó tiêu hoá và dễ lên men có trong những loại thực phẩm này. Nói chung, với những loại thực phẩm này, phần lớn mọi người (bất kể có phàn nàn gì hay không) sẽ mắc phải các triệu chứng như đầy hơi hay tích khí trong ruột, nếu tiêu thụ với lượng lớn. Dạng không dung nạp thực phẩm này thường có thể được dự đoán, và được chẩn đoán bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, mà không cần đến xét nghiệm gì.
Mặt khác, việc chẩn đoán đúng dị ứng lúa mì là rất quan trọng – vì đây là tình trạng phản ứng miễn dịch với các protein có trong lúa mì, và có thể đe dọa tính mạng. Nói đơn giản, đây là một loại dị ứng thức ăn. Người bị dị ứng lúa mì nên tránh tiêu thụ tất cả các sản phẩm làm từ lúa mì.
Nếu nghi ngờ mình mắc phải một trong những tình trạng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ để nhận được một chẩn đoán đúng đắn và các khuyến nghị về chế độ ăn phù hợp.
Dù các chế độ ăn đang là xu hướng có tuyên bố như thế nào, việc hoàn toàn loại bỏ thực phẩm từ gluten khỏi chế độ ăn của bạn có thể không tốt cho bạn. Ví dụ, một số thực phẩm có gluten là các nguồn cung cấp quan trọng các dưỡng chất như sắt, canxi và vitamin nhóm B, cũng như chất xơ – những thành phần quan trọng trong một chế độ ăn cân bằng.
Nếu bạn chưa từng thấy bất kỳ triệu chứng nào của việc không dung nạp gluten, không có tiền sử gia đình mắc bệnh này, và quan trọng hơn, không có kết quả khám chính thức về việc nhạy cảm gluten, việc tước đi món bánh mì ưa thích hay món mì ống của mình thật là đáng tiếc! Gluten chỉ là mối nguy với những cơ thể có phản ứng dị ứng, hoặc được điều khiển bởi hệ miễn dịch. Trong hầu hết các trường hợp, một người cảm thấy khó chịu sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó thì đó là hiện tượng không dung nạp, không phải dị ứng. Không dung nạp thực phẩm nói chung là vô hại, và có thể được kiểm soát bằng cách giảm lượng món ăn được tiêu thụ trong một lần ăn, và chỉ ăn với lượng nhỏ.
Tuy nhiên, việc ghi nhận tình trạng người da trắng dễ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này không có nghĩa là nó sẽ không ảnh hưởng đến người châu Á cũng là một điều đáng lưu ý.
Nếu bạn chọn loại bỏ các thực phẩm có gluten khỏi chế độ ăn, việc bổ sung chế độ ăn để thay thế những dưỡng chất quan trọng có thể bị thiếu hụt cũng là quan trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có quan tâm đến bệnh trạng này, để được chẩn đoán dựa trên những xét nghiệm đã được kiểm chứng.
Câu hỏi thường gặp từ các bậc phụ huynh là: “Vì trẻ em có thể phát triển các triệu chứng nhạy cảm gluten, liệu tôi có nên cho bé ăn đồ không gluten từ nhỏ không?”
Khi giới hạn chế độ ăn của con, bé có thể bị thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng, như vitamin B, chất chống oxy hóa, và sắt. Ngoài ra, bạn còn tước đi của bé lượng calories – một dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Như vậy, bằng việc loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn của bé, bạn có thể khiến bé bị thiếu chất, và các vấn đề sức khỏe khác.
Tuy nhiên, với trẻ em có tiền sử gia đình, hoặc có thể đang có những dấu hiệu phản ứng với gluten, việc thực hiện chế độ ăn không gluten có thể cần thiết. Trong trường hợp này, việc trao đổi với bác sĩ nhi khoa có chuyên môn và quan tâm đến tình trạng nhạy cảm gluten là vô cùng quan trọng. Ở trẻ em thực sự phản ứng tiêu cực với gluten, một chế độ ăn giới hạn có thể góp phần làm giảm sút việc tăng trưởng, và bạn sẽ cần đến lời khuyên chuyên môn để đảm bảo trẻ tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh.
Tất cả các loại ngũ cốc (trừ gạo) đều chứa một loại protein về lý thuyết đều là gluten, nhưng người mắc bệnh Celiac và hầu hết các dị ứng gluten khác chỉ phản ứng với gluten có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Các thực phẩm như yến mạch chứa lượng gluten ở mức thấp, nếu có. Tuy nhiên, yến mạch chứa hàm lượng đường cao được gọi là fructans – hoạt chất này gây ra đầy bụng, khí/ hơi trong ruột, và đôi khi tiêu chảy.
Hầu hết những người mắc bệnh Celiac đều có thể dung nạp yến mạch không gluten. Tuy nhiên, vấn đề có thể xảy ra nếu yến mạch được sản xuất tại nơi làm lúa mì, lúa mạch đen, và lúa mạch, do yến mạch có thể bị nhiễm bẩn bởi những loại ngũ cốc này. Loại ngũ cốc an toàn nhất cho người mắc bệnh Celiac là gạo.
Những người thực sự mắc bệnh NCGS hoặc không dung nạp lúa mì có thể hưởng lợi từ việc tránh ăn lúa mì trong một thời gian. Sau đó, khi hết triệu chứng, họ có thể thử ăn lại với lượng nhỏ - lý tưởng nhất, việc thử này nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng được đào tạo bài bản.
Tiêu thụ gluten có thể dẫn đến IBS nếu bạn nhạy cảm với gluten. Vì cả IBS và viêm dạ dày đều gây đau ở vùng bụng phía trên, những người nhạy cảm với gluten có thể nhầm lẫn IBS với đau dạ dày. Nhiều người đã khắc sâu trong tâm trí họ rằng đau bụng là một triệu chứng chắc chắn của viêm dạ dày, và đôi khi tự ý uống thuốc. Điều này sẽ gây ra vấn đề nếu căn bệnh thật ra lại là một thứ gì đó nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, một số loại thuốc dạ dày mạnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng không dung nạp thực phẩm và IBS.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân được chẩn đoán quá mức rằng họ bị trào ngược axit dạ dày, và được kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI), chẳng hạn như omeprazole. Những thuốc này có thể làm giảm mạnh axit trong dạ dày, và việc ức chế axit trong thời gian dài có thể nghịch lý gây ra nhiều triệu chứng giống IBS hơn nữa, do việc tăng sinh quá mức vi khuẩn ở ruột non (SIBO).
Nếu nhạy cảm với gluten, tốt nhất là bạn nên tránh các thực phẩm như:
Gluten cũng có thể có mặt trong các thực phẩm như:
Nếu bị IBS, việc ghi lại nhật ký ăn uống để theo dõi các thực phẩm tiêu thụ trong ngày là rất tốt. Chú ý kỹ tới lượng gluten được tiêu thụ và thực phẩm có chứa lượng đường lên men cao (được biết đến là FODMAPs) – nguyên nhân phổ biến của tình trạng đầy hơi và tích khí.
FODMAPs bao gồm:
Nếu chế độ ăn của bạn phần lớn gồm cơm và cá hoặc thịt, việc xét nghiệm có thể không cần thiết. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ mình có thể không dung nạp gluten, hãy khám bác sĩ để được đánh giá một cách đúng đắn. Việc tước bỏ đồ ăn vì dựa trên những nghi ngờ chưa được xác nhận thật là đáng tiếc.
Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi tiêu thụ gluten, bạn nên đi xét nghiệm để tìm hiểu liệu có mắc bệnh Celiac, dị ứng lúa mì, hay không dung nạp gluten không. Các cách thông thường để chẩn đoán bao gồm:
Quan trọng là, dù đó có là xu hướng sống lan truyền trên mạng hay thông tin không chính thống từ bạn bè và gia đình, việc tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh sức khỏe của mình là vô cùng quan trọng. Tự chẩn đoán có thể không hiệu quả, hoặc thậm chí có hại, vì nhiều triệu chứng rất dễ nhầm lẫn – vì vậy tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được một chẩn đoán đúng đắn. Parkway Laboratory hiện có dịch vụ xét nghiệm Gluten serology.