Chiến Lược Nhiều Bữa Ăn Nhỏ - Nó Có Hiệu Quả Không?

Nguồn: Shutterstock

Chiến Lược Nhiều Bữa Ăn Nhỏ - Nó Có Hiệu Quả Không?

Cập nhật lần cuối: 13 Tháng Bảy 2018 | 3 phút - Thời gian đọc

Louis Yap, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, thảo luận về chiến lược “nhiều bữa ăn nhỏ” và những lợi thế của nó.

Cứ ăn mỗi 2 tiếng nghe có vẻ như một công việc toàn thời gian.

Tưởng tượng việc ăn 2 lát bánh mì vào lúc vừa thức dậy, sau đó là một ly sữa và một quả. Vừa trước bữa trưa, bạn lại ăn vặt, rồi sau đó, 2 tiếng sau, ăn một bữa trưa nhẹ. Về cơ bản, bạn sẽ theo một kế hoạch bữa ăn xoay quanh "ăn-nghỉ-tiêu hóa-lặp lại". Thời gian của bạn khá nhiều chỉ dành xoay quanh việc mua, chuẩn bị, và ăn uống!

Liệu chiến lược “nhiều bữa ăn nhỏ” có thực tế? Chúng ta sẽ khảo sát những lợi thế của một kế hoạch dinh dưỡng như vậy, những người sẽ hưởng lợi từ nó, và lý do vì sao.

Nhu Cầu

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hình thức ăn uống này rất cần thiết cho một số người, chẳng hạn những ai vừa thực hiện một ca phẫu thuật cắt dạ dày (cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn dạ dày). Việc thiếu dạ dày để lưu trữ thức ăn có thể khiến bạn thấy no nhanh hơn.

Sự lựa chọn thực phẩm kém lành mạnh thậm chí có thể gây tiêu chảy. Điều này có liên quan đến hội chứng bán phá giá, một bệnh lý xảy ra khi thức ăn đổ vào ruột non quá nhanh khiến cho việc tiêu hóa và/hoặc hấp thụ kém đi. Rất thường xuyên, những đối tượng này sẽ giảm lượng thức ăn nạp vào để tránh gặp các triệu chứng. Đương nhiên, với lượng thức ăn giảm đi, việc đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng của bạn sẽ trở nên khó khăn.

Phẫu Thuật Whipple
Một ví dụ khác cho đối tượng có thể áp dụng kế hoạch này là những người vừa tiến hành phẫu thuật Whipple. Đây là một ca phẫu thuật phức tạp, trong đó phần đầu tuyến tụy, ống mật, túi mật, và một phần của ruột non được cắt bỏ. Việc ăn nghỉ liên tục sẽ rất phù hợp cho những cá nhân này.

Tuy nhiên, sự lựa chọn thực phẩm phải thông minh, sao cho kế hoạch bữa ăn phải có nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng dồi dào.

Lợi Ích

Chiến lược “nhiều bữa ăn nhỏ” sẽ đem lại lợi ích cho những người không thể tiêu thụ một phần thức ăn bình thường trong giờ ăn. Cảm giác thường xuyên đầy bụng của họ dẫn đến việc thiếu hụt cảm giác ngon miệng.

Thực hành việc ăn những phần thức ăn nhỏ vào những khoảng thời gian đều đặn có thể tạo điều kiện cho việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của họ.

Nó có thể hỗ trợ trong việc tránh khỏi nhiều triệu chứng liên quan đến việc ăn quá nhiều với đường ruột ngắn, ví dụ như đầy hơi, khó chịu ở vùng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, hoặc ói.

Tình huống tồi tệ nhất là khi những cá nhân này giảm khẩu phần ăn của mình quá nhiều, kết quả là họ sụt cân và khối lượng cơ bắp, từ đó khiến chất lượng cuộc sống và năng lực hoạt động của họ giảm sút, họ cũng không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày một cách độc lập.

Vấn Đề

Vấn đề từ nhiều bữa ăn nhỏ
Như đã thảo luận ở phần đầu, việc ăn quá thường xuyên có thể trở thành một việc nhà. Chỉ công đoạn chuẩn bị thức ăn thôi cũng đã mất rất nhiều thời gian rồi. Trừ khi có người lựa chọn đồ ăn tiện lợi hoặc được giúp đỡ. Việc đi mua đồ tạp hóa cũng sẽ chiếm dụng nhiều thời gian. Một vài bệnh nhân có thể quá mệt để ăn hoặc nhai thức ăn, trong khi những người khác có thể không có kiến thức để chuẩn bị thức ăn phù hợp. Nếu những vấn đề này không được giải quyết, sụt cân là điều tất yếu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sụt cân, ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật đường ruột thường có liên quan mật thiết đến chất lượng cuộc sống thấp hơn, và tỉ lệ tử vong cao. Ở một diễn biến khác, việc ăn quá thường xuyên có thể khiến bạn mệt mỏi. Thậm chí có thể bạn không cảm thấy đói trước khi ăn vặt, và bạn buộc phải ép bản thân ăn. Điều này khiến ta cảm thấy khá khó chịu.

Giải Pháp

Giải pháp cho nhiều bữa ăn nhỏ

  1. Hãy chuẩn bị thức ăn với lượng lớn hơn cho trong ngày và bảo quản chúng phù hợp ở trong tủ lạnh.
  2. Cắt thức ăn thành miếng nhỏ hơn. Trong bữa ăn, hãy nhai thức ăn thật kỹ để hỗ trợ việc tiêu hóa.
  3. Các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống (thức uống) có thể đem lại lợi ích cho các cá nhân ăn những thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng.
  4. Những cá nhân có cảm giác ngon miệng kém có thể ăn những thực phẩm giàu năng lượng, bao gồm một lượng nhỏ thức ăn được chiên tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của cơ thể, nhằm tạo điều kiện cho việc tăng lượng calories nạp vào.
  5. Xay nhỏ các nguyên liệu có thể hỗ trợ quá trình ăn uống và đồng thời lưu giữ hàm lượng chất xơ.
  6. Nhờ giúp đỡ. Việc có người trợ giúp trong khâu nấu ăn có thể làm nhẹ đi nỗi lo luôn phải chuẩn bị bữa ăn!

Lợi ích từ việc ăn nhiều bữa ăn mỗi ngày vượt trội hơn sự phiền toái khi phải thực hiện việc đó. Chiến lược này đảm bảo bạn không bị sụt cân trong quá trình hồi phục, và đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của bản thân.

Hãy trò chuyện với chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn cần giúp lên kế hoạch chế độ dinh dưỡng cho bản thân!

Hassan, S. D. (2015, November, 11). Small, Frequent Meals. Retrieved June, 2018 from https://nutrition.org/small-frequent-meals/
Bài viết liên quan
Xem tất cả