-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Chỉnh hình lão khoa (orthogeriatrics), hay chỉnh hình dành cho người già (geriatric orthopaedics), đề cập đến việc quản lý các vấn đề về chỉnh hình (các rối loạn ở xương, khớp, cơ, gân và dây chằng) ở người già. Nguy cơ của bạn đối với các vấn đề chỉnh hình như gãy xương hông, loãng xương, và viêm khớp xương tăng dần theo tuổi, và các tình trạng bệnh lý này là một nguyên do chủ yếu dẫn đến té ngã ở người già.
Trong chăm sóc chỉnh hình cho người già, loãng xương và viêm khớp xương là hai trong số các vấn đề chủ yếu.
Loãng xương là một bệnh lý về xương, xảy ra khi xương mất sức mạnh và khối lượng. Điều này xảy ra khi mô xương tiêu hao với tốc độ nhanh hơn được sản sinh. Khi điều này xảy ra, xương trở nên mong manh hơn và dễ gãy hơn. Các xương ở hông, cột sống, và cổ tay đặc biệt dễ bị gãy.
Được mô tả như một "bệnh lý thầm lặng", nói chung không có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu của bệnh trạng này. Ở giai đoạn tiến triển, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:
Các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc loãng xương bao gồm:
Loãng xương rất dễ chữa trị. Để điều trị bệnh loãng xương, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như bisphosphonates, thực phẩm bổ sung can - xi và vitamin D để hỗ trợ tăng khối lượng xương.
Để ngăn ngừa loãng xương, điều quan trọng là phải tập thể dục đều đặn để xây dựng xương khỏe và dày hơn, cùng chế độ ăn lành mạnh. Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích, và muối vì các thực phẩm này có thể dẫn đến mất xương và/hoặc ảnh hưởng đến việc hình thành xương.
Viêm xương khớp là một tình trạng thoái hóa các khớp, và là dạng viêm khớp phổ biến nhất (viêm các khớp). Nó xảy ra khi sụn bảo vệ ở đầu các xương bị mòn, khiến các xương ở các khớp cọ xát vào nhau. Dù những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp, ngày một gia tăng số người trẻ và năng vận động ở Singapore được chuẩn đoán viêm xương khớp sớm do các chấn thương thể thao.
Viêm xương khớp thường phát triển chậm và tăng nặng theo thời gian. Trong khi viêm xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào, nó thường tác động đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống. Triệu chứng phổ biến gồm có đau, cứng, nhạy cảm, mất sự linh hoạt, sưng tấy và cảm giác sồn sột trong các khớp.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bạn mắc phải viêm xương khớp gồm có:
Để chữa trị viêm xương khớp, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật sửa chữa sụn và thay khớp toàn phần trong các trường hợp nghiêm trọng.
Giảm cân, tập thể dục có độ tác động thấp, và uống thường xuyên các thực phẩm bổ sung khớp như glucosamine có thể giúp làm chậm việc phát triển viêm xương khớp.
Loãng xương và viêm xương khớp là 2 bệnh trạng có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng vận động ở người cao tuổi, làm gia tăng nguy cơ té ngã của họ.
Té ngã là phổ biến ở người cao tuổi và có thể gây ra các thương tích nhỏ như vết thâm và trầy xước. Tuy nhiên, các cú ngã nghiêm trọng hơn có thể gây ra các thương tích nghiêm trọng như gãy xương và chấn thương đầu. Chúng có thể dẫn đến giảm chức năng thể chất, sớm được nhận vào các phương tiện chăm sóc dài hạn, và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi.
Trong khi người trẻ có thể hồi phục nhanh chóng từ các cú ngã, thời gian hồi phục của người già dài hơn đáng kể, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cú ngã và tình trạng sức khỏe của họ. Vì thế, điều quan trọng là làm cho môi trường xung quanh bạn phù hợp với người cao tuổi, cùng việc đảm bảo rằng người cao tuổi có sự trợ giúp cần thiết khi di chuyển.
Một vài bí quyết ngăn ngừa người cao tuổi té ngã bao gồm:
Cách đơn giản nhất để giảm khả năng bạn bị té ngã là loại bỏ các vật dụng không cố định như dây điện, thảm trơn, và sự bừa bộn. Các thiết bị gia dụng nguy hiểm như các ván sàn không bằng phẳng là một vài ví dụ những vật có thể khiến người ta bị vấp.
Lắp đặt các thiết bị như tay vịn và thanh cầm nắm ở các khu vực như nhà vệ sinh, lối cầu thang có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho việc đi lại của bạn quanh nhà. Thảm chống trơn là lựa chọn tốt để ngăn việc trơn trượt ở nhà tắm.
Giữ nhà ở độ sáng đủ có thể giảm nguy cơ vấp phải những đồ vật trên mặt đất. Hãy cân nhắc việc đặt đèn (như đèn bàn, đèn trần, hoặc đèn pin) quanh các khu vực như những phòng ngủ, nhà tắm, và cầu thang.
Bác sĩ có thể làm việc cùng bạn để chế tạo ra một kế hoạch phòng ngừa té ngã. Bác sĩ có thể xem xét các khía cạnh trong lối sống và sức khỏe của bạn, chẳng hạn như thuốc men và các bệnh lý hiện tại (như các rối loạn tai và mắt) có thể góp phần vào nguy cơ té ngã.
Hãy đảm bảo rằng có ai đó đi cùng hoặc trợ giúp bạn, đặc biệt là khi bạn đi ra ngoài hoặc đi bộ ở các khoảng cách xa.
Dùng gậy hoặc khung trợ bước, và mang theo thẻ khẩn cấp (emergency tag), điện thoại, hoặc móc khóa.
Rà lại thuốc của bạn cùng bác sĩ và xem xét tác dụng phụ của chúng, để bạn có thể tìm kiếm các phương án thay thế nếu thuốc khiến bạn cảm thấy uể oải.
Cả loãng xương và viêm xương khớp đều là các tình trạng bệnh có thể chữa trị mà nếu bỏ mặc, có thể làm tăng nguy cơ bạn té ngã. Hãy tham vấn sớm với bác sĩ nếu nghi ngờ rằng bạn có thể mắc phải một trong hai tình trạng bệnh này.