Dr Andrew Quoc Dutton
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Khớp hông là khớp dạng ổ - chỏm, mang một lớp sụn giúp xương vận động trơn tru. Theo thời gian, các vấn đề có thể phát sinh – sụn bị mòn hoặc cơ và gân bị sử dụng quá mức. Khi tuổi tác tăng cao, khả năng bị ngã trở nên phổ biến hơn và có thể gây tổn thương xương hông. Tất cả các yếu tố trên góp phần gây đau hông, có thể lan xuống vùng bẹn, đùi hoặc thắt lưng.
Một số nguyên nhân phổ biến gây đau hông bao gồm:
Đau hông do viêm khớp có thể do viêm xương khớp - trong đó sụn bao quanh các khớp bị bào mòn, hoặc viêm khớp dạng thấp - trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công sụn khớp. Các dạng viêm khớp khác có thể dẫn đến đau hông là viêm khớp nhiễm trùng, do nhiễm trùng khớp hoặc viêm khớp do chấn thương.
Còn được gọi là viêm bao hoạt dịch mỏm chuyển, tình trạng đau hông này xảy ra khi bao hoạt dịch - túi chứa đầy chất lỏng nằm gần khớp hông - bị viêm. Viêm bao hoạt dịch có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương khớp, lạm dụng khớp hoặc các vấn đề về tư thế.
Gãy xương hay xảy ra ở người lớn tuổi và những người mắc các bệnh làm yếu xương, như loãng xương. Gãy xương hông thường cần phẫu thuật, sau đó là vật lý trị liệu.
Viêm gân, hoặc gân bị viêm, thường do lạm dụng khớp, ví dụ như tập thể dục quá sức.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể bao gồm trật khớp hoặc ung thư xương.
Triệu chứng đau hông khác nhau ở mỗi người và còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, đau hông do viêm xương khớp gây ra đau đớn và cứng khớp, trong khi gãy xương hông gây ra cơn đau dữ dội và đột ngột.
Các triệu chứng chung của đau hông bao gồm:
Trong một số trường hợp, đau nhẹ có thể cải thiện khi nghỉ ngơi, dùng liệu pháp chườm nóng/lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm hoặc xấu đi, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có phải do nguyên nhân nghiêm trọng hơn hay không.
Vì nguyên nhân gây đau hông khá đa dạng, bác sĩ sẽ cần tiến hành thăm khám kỹ lưỡng. Quá trình này có thể bao gồm khám lâm sàng và nắm thông tin tiền sử bệnh để kiểm tra khoảng thời gian xuất hiện cơn đau hông, thời điểm cơn đau trở nặng và mức độ tình trạng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.
Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm sẽ cho phép bác sĩ kiểm tra khớp hông và khu vực xung quanh. Các xét nghiệm bổ sung trong phòng thí nghiệm có thể được chỉ định để kiểm tra máu, nước tiểu hoặc dịch khớp nhằm đưa ra chẩn đoán.
Phương pháp điều trị đau hông phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ Andrew Dutton khuyên bất kỳ ai bị đau hông đột ngột hoặc dữ dội, đặc biệt là sau khi bị ngã, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ông còn khuyên: “Đối với người cao tuổi, nhóm đối tượng dễ bị đau khớp hông hơn, tôi đặc biệt khuyên họ nên đi khám bác sĩ ngay lập tức, nhất là sau khi bị ngã, vì khả năng chấn thương hông tăng theo độ tuổi”.
Đối với những bệnh nhân trẻ bị đau hông do chấn thương thể thao, bác sĩ Dutton khuyến nghị nghỉ ngơi, chườm đá và sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc thuốc kháng viêm trong thời gian ngắn. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra.
Tùy thuộc vào tính chất của chấn thương, vật lý trị liệu có thể được kết hợp trong kế hoạch điều trị không phẫu thuật nhằm giảm đau và tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp.
Vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp hông, giúp bệnh nhân lấy lại sức lực, cải thiện khả năng vận động và tăng phạm vi cử động. Ban đầu, bệnh nhân cần được hỗ trợ khi đứng và đi lại, dần dần vật lý trị liệu sẽ giúp họ di chuyển mà không cần dụng cụ hỗ trợ đi bộ.
Đối với những chấn thương nghiêm trọng hơn như gãy xương hông, có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để phục hồi hoặc thay khớp hông. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
Bác sĩ sẽ hỏi về thời điểm và cơ chế xảy ra chấn thương, những môn thể thao bạn thường chơi và mức độ hoạt động thể chất.
Bác sĩ Dutton chia sẻ: “Chúng tôi cũng khuyến khích bạn cung cấp thông tin về mọi loại thuốc thường dùng để bác sĩ nắm rõ và tránh kê đơn các loại thuốc có thể tương tác với chúng”.
“Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành khám lâm sàng toàn diện. Để đánh giá khớp hông, có 2 kỹ thuật hình ảnh chính được sử dụng. Một là chụp X-quang, loại xét nghiệm này thường đủ để bác sĩ nhìn thấy gãy xương hoặc viêm khớp hông đối với người cao tuổi. Đối với bệnh nhân trẻ, những người có thể gặp các chấn thương khó phát hiện hơn như rách cơ hoặc rách dây chằng, chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ phù hợp hơn để phát hiện những chấn thương này.”
Để biết thêm thông tin về đau hông, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.