Bác sĩ Seah Wee Teck Victor
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Khiêu vũ là một phần cuộc sống của rất nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới. Đằng sau vẻ đẹp của các điệu nhảy là một loạt các bước chân phức tạp và năng động, được thực hiện lặp đi lặp lại để đạt được độ chính xác cao trong từng động tác. Tuy nhiên, vô số giờ luyện tập thường tạo ra áp lực và căng thẳng cực lớn cho bàn chân và mắt cá chân của vũ công. Với mỗi buổi tập thường dễ dàng kéo dài vài giờ trong một ngày, các vũ công thường xuyên đối mặt với nguy cơ gãy xương do áp lực và các chấn thương do sử dụng quá mức. Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một số chấn thương bàn chân và mắt cá chân phổ biến mà các vũ công thường phải đối mặt:
Chứng quai chèo là phần nhô ra bên hông ngón chân cái và có thể gây đau đớn. Đó là một trong những vấn đề phổ biến nhất đối với các vũ công, là kết quả của một sự bất thường, trong đó ngón chân cái thay vì thẳng, lại nghiêng về phía ngón chân thứ hai. Bệnh lý này thường trở nên trầm trọng hơn do đi giày quá nhỏ hoặc chật, cũng như do áp lực lên phía trước bàn chân trong khi khiêu vũ. Nếu không được điều trị, quai chèo có thể dẫn đến biến dạng vĩnh viễn gây đau đớn và có thể ảnh hưởng đến cả ngón chân thứ hai và thứ ba.
Các triệu chứng của chứng quai chèo bao gồm:
Điều trị không phẫu thuật cho chứng quai chèo bao gồm việc mang giày rộng hơn, mềm hơn hoặc có đệm lót. Hỗ trợ bàn chân hoặc chỉnh hình như nẹp và đế lót có thể giúp giảm biến dạng và đau đớn.
Chứng quai chèo có thể tiến triển xấu đến mức đau và sưng không thể được giảm hoàn toàn bằng điều trị không phẫu thuật. Trong trường hợp đó, có thể tiến hành phẫu thuật để chỉnh sửa sự biến dạng và giảm nhẹ triệu chứng. Phẫu thuật có thể liên quan đến việc loại bỏ một số xương để chỉnh vị trí của ngón chân cái và để loại bỏ phần mô bị sưng khỏi khớp bị ảnh hưởng.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương chi dưới phổ biến nhất, và rất thường gặp khi khiêu vũ. Bong gân mắt cá chân có thể xảy ra khi một vũ công tiếp đất không đúng cách sau khi nhảy hoặc xoắn mắt cá chân của họ một cách không chính xác, từ đó kéo căng quá mức hoặc thậm chí làm rách dây chằng mắt cá chân.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bong gân, chấn thương dây chằng có thể thay đổi từ rách một phần đến rách hoàn toàn dây chằng.
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với các triệu chứng của bong gân mắt cá chân cấp tính, biểu hiện bằng chứng đau dai dẳng và sưng, thường là ở vùng ngoại biên phía ngoài của mắt cá chân. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bong gân mắt cá chân có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bong gân và có thể bao gồm:
Hầu hết các chấn thương bong gân mắt cá chân đều phản ứng tốt với liệu pháp RICE (viết tắt của các từ tiếng Anh là rest - nghỉ ngơi, ice - nước đá, compression - nén và elevation – nâng cao), và bệnh nhân thường có thể quay lại tập nhảy trong vài tuần. Không đặt trọng lượng lên mắt cá chân bằng cách sử dụng nẹp mắt cá chân hoặc nạng là cách điều trị được khuyến khích.
Trong trường hợp cơn đau ở mắt cá chân trở nên nghiêm trọng, có thể cần chụp X-quang để loại trừ khả năng xảy ra các chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như gãy xương hoặc rách dây chằng hoàn toàn.
Các vết rách lớn ở dây chằng mắt cá chân có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, bao gồm tăng sức mạnh và luyện tập thăng bằng. Trong trường hợp mắt cá chân không ổn định nghiêm trọng, phẫu thuật tái tạo dây chằng mắt cá chân bị rách có thể cần thiết để phục hồi sự ổn định cho khớp mắt cá chân.
Gãy xương do áp lực được định nghĩa là vết nứt nhỏ trong xương và xảy ra do sử dụng quá mức hoặc tác động lặp đi lặp lại, nơi tổn thương xương được tạo ra theo thời gian. Điều này thường xảy ra với những người đột nhiên tăng tần suất, thời lượng hoặc cường độ tập luyện mà không có sự gia tăng bài tập phù hợp hoặc nghỉ ngơi đầy đủ giữa các bài tập.
Trong các chấn thương khiêu vũ, chứng bệnh này thường xảy ra ở các xương bàn chân, thường là ở xương bàn chân thứ hai và thứ ba. Bệnh nhân sẽ bị đau khi đi bộ, và khu vực đó thường bị sưng ở trên cùng hoặc dưới cùng của bàn chân.
Chẩn đoán gãy xương do áp lực có thể được thực hiện thông qua kiểm tra thể chất, chụp xương, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp X-quang bàn chân.
Triệu chứng của gãy xương do áp lực bao gồm:
Phương pháp điều trị gãy xương do áp lực thường bao gồm liệu pháp RICE (được đề cập ở phần trước), và thuốc chống viêm để giúp kiểm soát cơn đau và tình trạng sưng. Sử dụng ủng hỗ trợ di chuyển có tác dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị đau nghiêm trọng khi đi bộ. Một số ca gãy xương do áp lực có thể yêu cầu phẫu thuật, trong đó dụng cụ kim loại như đinh hoặc vít sử dụng để giữ cố định các phần xương trong quá trình hồi phục. Gãy xương do áp lực thường lành trong vòng 1 - 2 tháng.
Gân Achilles kết nối xương gót chân với cơ bắp chân. Viêm gân gót Achilles là chứng viêm gân Achilles, do các hoạt động thể chất cường độ cao lặp đi lặp lại gây ra. Viêm cân gan chân là tình trạng viêm mô chạy ngang lòng bàn chân và kết nối ngón chân với xương gót chân.
Các triệu chứng của viêm gân gót Achilles bao gồm:
Triệu chứng của viêm cân gan chân bao gồm:
Phương pháp điều trị bao gồm các bài tập kéo căng mắt cá chân và bàn chân, cũng như siêu âm hoặc liệu pháp sóng xung kích (shockwave) đến dây chằng hoặc cân gan chân bị thương. Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) cũng cho thấy kết quả tốt trong nhiều nghiên cứu, với phương pháp tiêm vào vùng bị đau một lượng tinh chất đậm đặc từ máu của chính bệnh nhân, vốn giàu yếu tố chữa lành.
Viêm gân gót Achilles và viêm cân gan chân vẫn có thể thường phát triển trở thành một vấn đề tái phát, đặc biệt ở những bệnh nhân bị co cứng cơ bắp chân dai dẳng. Điều trị phẫu thuật có thể là phương án dành cho bệnh nhân đau dai dẳng bất chấp sự điều trị bảo tồn, và có thể liên quan đến việc kéo dài cơ bắp chân hoặc cân gan bàn chân.
Hầu hết thời gian, bất kỳ cơn đau nào sau khi khiêu vũ đều do cơ bắp bị đau nhức, thường tự phục hồi trong vòng 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, có thể bạn đã phải chịu một chấn thương nếu bạn gặp phải cơn đau:
Nếu bạn gặp phải cơn đau như vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình hoặc nhà vật lý trị liệu có kinh nghiệm trong việc điều trị các chấn thương khiêu vũ.